Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh nha giúp hàm răng của chúng ta trở nên đẹp, đều đặn và thẳng hàng hơn. Thế như không phải độ tuổi nào cũng có thể thực hiện phương pháp này. Vậy độ tuổi niềng răng phù hợp là bao nhiêu và răng như thế nào thì nên niềng? Cùng Nha Khoa Minh Khai giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Lợi ích của việc chỉnh răng sớm cho trẻ
Đưa trẻ đi khám răng, điều trị sớm các lệch lạc, bác sĩ chỉnh răng của bạn sẽ có thể giúp:
– Ngăn ngừa, kiểm soát các rối loạn trầm trọng, giúp rút ngắn thời gian niềng răng sau này và các biện pháp nắn chỉnh răng cũng đơn giản hơn, giảm thiểu được chi phí niềng răng.
– Sử dụng những khí cụ chỉnh răng tháo lắp được xem là bước khởi đầu trong quá trình niềng răng để định hướng cho sự phát triển xương non và tạo ra một môi trường lý tưởng cho răng vĩnh viễn giúp chúng mọc lên đúng vị trí mong muốn, giảm được nguy cơ làm răng cửa hô, hạn chế nguy cơ cần phải can thiệp bằng phẫu thuật răng hô
– Định hướng cho sự phát triển của xương hàm. Trong đa số các trường hợp điều trị sớm, kết quả chỉnh sửa răng sẽ có thể đạt được tốt hơn nhiều lần so với khi khuôn mặt và xương hàm đã hoàn toàn phát triển thì không thể đạt được
– Cải thiện đường môi, giúp nụ cười hoàn thiện hơn, làm tăng lên vẻ đẹp và sự tự tin cho trẻ
– Một điều cực kỳ quan trọng khi cho trẻ khám răng, kiểm tra chỉnh nha đó là có thể hướng dẫn, sửa đổi cho trẻ những thói quen xấu có hại cho răng miệng.
– Mỗi bệnh nhân khác nhau đều có thời gian điều trị phù hợp để đạt kết quả tốt nhất. Bác sĩ chỉnh răng là những chuyên gia có kiến thức mới xác định đúng thời điểm này.
Độ tuổi thích hợp để niềng răng là bao nhiêu?
Nhiều người thắc mắc Khi nào cần niềng răng? Về cơ bản, trên 12 tuổi và dưới độ tuổi 50 đều có thể niềng răng. Tuy nhiên, bác sĩ nha khoa sẽ không khuyến khích niềng răng từ độ tuổi 35 đến 50.
Trong trường hợp vẫn thực hiện niềng ở độ tuổi này, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, sau đó tư vấn kỹ lưỡng về phương pháp để xem xét hiệu quả niềng răng trước khi quyết định thực hiện.
Nói chung, ở bất kỳ độ tuổi nào, nếu có các hiện tượng răng mọc lệch, răng cắn hở, cắn chéo, cắn ngược hay bị hô, móm, hở lợi… thì chúng ta cũng nên thực hiện chỉnh răng. Cải thiện nụ cười, nâng cấp hình ảnh tự tin, chuyên nghiệp của bản thân không khi nào là muộn cả.Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, nếu được khám răng, kiểm tra và chỉnh răng từ sớm sẽ có hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian hơn.
Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kì (ADA) đã đưa ra những thời điểm phù hợp, thuận lợi nhất cho việc chỉnh răng:
Thời điểm 1: Từ 6-8 tuổi
Việc sớm đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để thăm khám lâm sàng, cùng với kết quả chụp phim X – quang toàn cảnh, phim sọ nghiêng, sẽ giúp bác sĩ dự báo khuynh hướng tăng trưởng, đưa ra quyết định chỉnh răng phù hợp nhất cho trẻ. Thường thì nha sĩ sẽ chỉ chỉnh sửa các thói quen xấu, định hướng sự phát triển của xương hàm, cải thiện tình trạng hô hàm khi răng vĩnh viễn hình thành, nhờ đó mà hạn chế tối đa sự can thiệp của các phương pháp chữa răng hô, thẩm mỹ răng hô.
Thời điểm 2: Từ 8-11 tuổi
Đây là thời điểm răng hỗn hợp (răng sữa và răng vĩnh viễn). Việc điều trị sớm trong giai đoạn này có thể giúp cho việc không cần mang mắc cài sau đó, hoặc nếu có thì giai đoạn điều trị sau sẽ nhanh và dễ dàng hơn.
Thời điểm 3: Từ 11-17 tuổi
Là thời điểm lý tưởng để chỉnh răng. Khi các răng vĩnh viễn vừa mới hình thành, thay thế hoàn toàn các răng sữa.
Đối với người đã trưởng thành
Dù bạn ở bất cứ độ tuổi nào, quyết định niềng răng chưa bao giờ là sai bởi vì trước và sau khi niềng răng là cả một khác biệt lớn khi nó không chỉ đơn thuần cải thiện hình thức, sự tự tin cho mỗi người, mà còn giúp cho hệ tiêu hóa được thuận lợi khi chức năng cắn nhai được điều chỉnh phù hợp.
Đối với những người lớn tuổi thì việc chỉnh răng cực kỳ có ý nghĩa đối với sức khỏe răng miệng. Rất nhiều người thực hiện chỉnh nha tại Trung tâm Nha khoa Minh Khai chia sẻ rằng mặc dù đã từng rất nghi ngại về vấn đề niềng răng đau cỡ nào, thời gian niềng răng đã qua rất nhanh mà không mang lại cảm giác khó chịu đáng kể, họ cảm thấy khỏe khắn hơn,ăn uống nghỉ ngơi tốt hơn sau khi chỉnh răng ở độ tuổi trung niên.
Sự thay đổi sau khi chỉnh răng là không thể phủ nhận, đóng vai trò rất lớn trong việc khôi phục sự tự tin với nụ cười rạng rỡ, song song đó là sự hoàn thiện về sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân. Và đây cũng chính là lý do mà đôi khi cả gia đình 2-3 thế hệ cùng nhau tham gia chỉnh răng tại Trung tâm Nha Khoa Minh Khai của chúng tôi.
Hiện nay, việc niềng răng cho người lớn đã phổ biến hơn rất nhiều. Thực tế cho thấy, 20 phần trăm số người niềng răng ngày nay là người trưởng thành.
Dưới đây là các triệu chứng cho thấy bạn nên niềng răng càng sớm càng tốt:
- Răng khấp khểnh, răng mọc lệch, mọc chen chúc, không thẳng hàng.
- Răng hô, vẩu, mọc chìa ra ngoài; răng móm,…
- Thường xuyên cắn lưỡi.
- Răng không khít vào nhau mỗi khi miệng bạn đang nghỉ ngơi.
- Khó phát âm một số âm thanh nhất định hoặc phát âm không chuẩn, khó nghe.
- Hàm phát ra tiếng động mỗi khi bạn nhai hoặc khi thức dậy.
- Bạn có cảm giác mỏi và hơi căng trên đường viền hàm sau khi nhai thức ăn.
Nhiều người không thể tiến hành niềng răng khi còn nhỏ. Lý do có thể đến từ việc không đủ chi phí, sự bất tiện, hoặc thiếu chẩn đoán,… nhiều người đã phải tạm dừng điều trị chỉnh nha cho tới khi trưởng thành.
Thực ra, chúng ta không bao giờ quá già để tiến hành niềng răng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên tiếp tục trì hoãn việc niềng răng. Bất cứ khi nào bạn sẵn sàng cho việc điều trị răng hô, răng mọc lộn xộn, lệch khớp cắn,… bạn có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ nha khoa.
Hàm răng của bạn sẽ tiếp tục phát triển khi bạn già đi, điều này có thể dẫn đến tình trạng chen chúc hoặc thu hẹp răng. Do đó, bạn hãy cân nhắc đến nha khoa thăm khám về việc niềng răng càng sớm càng tốt nhé!
Lợi ích từ việc niềng răng
Niềng răng không chỉ mang lại lợi ích về mặt thẩm mỹ mà còn nhiều lợi ích khác, có thể kể đến như:
- Cải thiện thẩm mỹ
Niềng răng giúp điều chỉnh khớp cắn và làm cho khuôn mặt của chúng ta trở nên cân đối, hài hòa hơn. Đồng thời, hàm răng khi mọc đều sẽ làm tăng tính thẩm mỹ hơn. Một nụ cười đẹp sẽ giúp chúng ta trở nên xinh đẹp hơn, thu hút hơn, giúp ta tự tin hơn trong quá trình giao tiếp, mang đến nhiều thành công trong cuộc sống.
- Cải thiện chức năng ăn nhai
Một hàm răng đều, chắc khỏe sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn. Chức năng ăn nhai hiệu quả còn giúp bạn hạn chế các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…
- Phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng
Các bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm nướu, sâu răng, hôi miệng,… thường đến từ việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Các tình trạng này xảy ra nhiều hơn đối với những người có tình trạng răng mọc lệch lạc, chen chúc.
Khi đó, niềng răng sẽ sắp xếp các răng trên cung hàm trở nên đều đặn và ngay ngắn, khắc phục tình trạng răng mọc chen chúc, lệch lạc. Từ đó, việc chải răng cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, đồng thời ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng không mong muốn.
- Khắc phục nhược điểm về phát âm
Giọng nói của chúng ta bị chi phối bởi môi, răng và lưỡi. Vì thế, khi sở hữu một hàm răng đều sẽ giúp ta phát âm chuẩn hơn.
Các loại niềng răng
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng khách hàng, có thể kể đến như:
- Niềng răng mắc cài kim loại: Trước đây, dụng cụ niềng răng sẽ bao gồm một dải kim loại xung quanh một hoặc hầu hết hàm răng. Ngày nay, phương pháp niềng răng mắc cài thông thường sẽ có một giá đỡ duy nhất được gắn ở mặt trước của hàm răng. Kèm với đó là một vài dải ở phía sau neo các dây.
- Niềng răng mắc cài sứ: Được làm bằng vật liệu sứ màu trắng, trùng với màu răng nên ít bị nhận ra hơn so với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống.
- Bộ chỉnh răng: Bộ chỉnh răng bao gồm những khay trong suốt, chúng được thay ra hai tuần một lần để kịp thích ứng với sự di chuyển của răng. Dụng cụ này lưu lại trong miệng từ 20 đến 22 giờ mỗi ngày, chúng được loại bỏ trong quá trình ăn uống và làm sạch răng. Bộ chỉnh răng sẽ không làm ảnh hưởng đến cách người niềng dùng bàn chải hay chỉ nha khoa.
- Niềng răng mắc cài mặt trong: Cũng giống như niềng răng thông thường, nhưng các mắc cài sẽ được gắn vào mặt sau của răng. Phương pháp này hầu như không thể nhìn thấy và cho hiệu quả nhanh chóng giống như các phương pháp niềng răng thông thường. Niềng răng mắc cài trong được làm theo yêu cầu riêng của khách hàng nên sẽ có giá cao hơn các lựa chọn thông thường.
Ngoài ra còn có các phương pháp niềng răng không mắc cài như niềng răng trong suốt, niềng răng Invisalign,…
Những lưu ý sau khi niềng răng
Sau khi niềng răng, để đảm bảo răng được ổn định, không bị xô lệch về vị trí ban đầu, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, quá trình vệ sinh răng miệng, đặc biệt phải đeo hàm duy trì trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.
Việc chăm sóc cũng như vệ sinh răng miệng đúng cách là điều mà bất kỳ khách hàng nào cũng cần chú ý ngay cả khi đeo niềng hoặc đã tháo niềng.
Để sở hữu một bộ răng trắng sáng, chắc khoẻ, sau khi niềng răng xong, các bạn cần lưu ý:
- Chọn bàn chải đánh răng lông mảnh, mềm để làm sạch bề mặt răng trong và ngoài một cách hiệu quả.
- Đánh răng đúng cách theo hướng dẫn của Bác sĩ nha khoa, sử dụng bàn chải mềm làm sạch mặt ngoài của răng, xoay tròn từ trên xuống dưới để làm sạch thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng, chúng giúp làm sạch mảng bám giữa các kẽ răng.
- Lưu ý về chế độ ăn uống sau khi niềng răng
Muốn răng ổn định và chắc khỏe sau khi tháo niềng răng, các bạn cần bổ sung những loại thực phẩm sau:
- Bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết để giúp cho răng luôn chắc khỏe như canxi, vitamin, khoáng chất,…
- Ăn những loại thức ăn mềm, nấu chín để hạn chế tác động lực trên răng gây ê buốt.
- Ăn những loại thực phẩm làm từ trứng, vì Vitamin D có trong trứng rất tốt cho sức khỏe răng miệng.
Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng, các bạn cũng chú ý hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây:
- Thức ăn quá dai hoặc quá cứng: Sau khi tháo niềng, răng của chúng ta vẫn chưa ổn định. Việc cắn thức ăn quá cứng sẽ khiến răng dịch chuyển hoặc xô lệch về vị trí ban đầu.
- Ăn thực phẩm nhiều đường: Hạn chế ăn các loại thực phẩm như kẹo, mạch nha để ngăn chặn sự tấn công trực tiếp của vi khuẩn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng thực phẩm có tính axit cao vì chúng dễ gây tổn hại đến phần men răng.
- Đeo hàm duy trì theo lời dặn của Bác sĩ
Vì chủ quan, nhiều người sau khi tháo niềng đã bỏ qua giai đoạn đeo hàm duy trì, điều này khiến răng dịch chuyển, xô lệch về vị trí cũ. Bác sĩ nha khoa khuyên chúng ta nên đeo hàm liên tục trong 6 tháng đến 1 năm. Về sau, thời gian đeo hàm duy trì sẽ giảm dần. Khi thấy tình trạng răng đã hoàn toàn ổn định, nha sĩ sẽ kết thúc quá trình đeo hàm duy trì của bạn.
Tư vấn chuyên sâu về niềng răng tại nha khoa Minh Khai
Nha Khoa Minh Khai là một trong những địa chỉ niềng răng an toàn, uy tín và có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Đơn vị đã mang đến hàm răng đều đẹp, chắc khỏe và nụ cười hoàn hảo cho hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước.
Đến với Nha Khoa Minh Khai, khách hàng sẽ được đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp tư vấn, thực hiện. Tùy theo từng tình trạng của từng khách hàng mà các bác sĩ sẽ lên kế hoạch cụ thể, chi tiết và tư vấn loại khí cụ phù hợp. Sau đó tiến hành niềng răng theo đúng kỹ thuật, đảm bảo răng đều đẹp nhanh chóng, an toàn tuyệt đối với chi phí hợp lý.
Chúng tôi áp dụng nhiều phương pháp niềng răng thẩm mỹ như: Mắc cài kim loại, mắc cài sứ, Invisalign,… đáp ứng nhu cầu của hầu hết khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quá trình niềng răng, vui lòng nhắn tin trực tiếp cho chúng tôi. Đừng quên đăng ký nhận các ưu đãi mới nhất của Nha Khoa Minh Khai bạn nhé!
Lời kết
Trên đây Nha Khoa Minh Khai đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Răng như thế nào thì nên niềng và Khi nào cần niềng răng. Hy vọng rằng những thông tin ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về độ tuổi thích hợp để niềng răng, cũng như những trường hợp nên niềng răng để có thể đạt được kết quả như mong đợi.