199 Nguyễn Thị Minh Khai

P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1, TP. HCM

Thứ Hai - Bảy

Sáng: 08:00 – 12:00 - Chiều: 13:30 – 20:30

logo Nha Khoa Minh Khai brown

Trám răng rồi có bị sâu lại không? làm sao để khắc phục

Trám răng được coi là một trong số những phương pháp điều trị hàng đầu hiện nay cho các vấn đề răng miệng nhất là sâu răng. Tuy nhiên trám răng rồi có bị sâu lại không? Giải pháp khi sâu răng sau trám như thế nào? Để tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết chi tiết dưới đây của Nha Khoa Minh Khai.

Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Trám răng hay còn gọi là kỹ thuật hàn răng, đây là một trong số những phương pháp điều trị phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất đối với những vấn đề răng miệng. Phương pháp này được thực hiện khi răng bị sâu, sứt, mẻ hoặc tình trạng răng thưa,… Sau khi trám răng, vấn đề được rất nhiều người quan tâm là trám răng rồi có bị sâu lại không?

Trám răng rồi có bị sâu lại không?
Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Trên thực tế, việc tái phát tình trạng sâu răng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như lỗi kỹ thuật khi thực hiện, do thói quen ăn uống hoặc do cách vệ sinh răng miệng chưa đúng. Tất cả những yếu tố trên tạo điều kiện cho sâu răng tái phát, tình trạng sâu răng sau khi trám hoàn toàn có thể tái lại.

Nguyên nhân gì dẫn đến răng bị sâu sau khi trám?

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc sâu răng sau khi trám, đó là vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, do thói quen ăn uống không tốt và do kỹ thuật thực hiện của bác sĩ chưa được đảm bảo.

1. Do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Vệ sinh răng miệng là một yếu tố cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đã từng thực hiện điều trị sâu răng bằng các phương pháp trám hàn, bọc răng sứ,… Nếu quá trình vệ sinh này không được đảm bảo, các mảng bám vẫn có thể xuất hiện, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển từ đó tăng tỷ lệ tái phát bệnh. Một số thói quen xấu khi vệ sinh răng miệng như không đánh răng vào sáng hoặc tối, không súc miệng sau khi ăn, đánh răng quá mạnh đều tác động tiêu cực tới sức khỏe răng miệng của bạn.

2. Do kỹ thuật của bác sĩ không đảm bảo

Một nguyên nhân khách quan khác tới từ việc kỹ thuật thực hiện trám răng của bác sĩ không đảm bảo. Các bác sĩ khi tiến hành thao tác mắc lỗi như chưa loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, xử lý lớp trám chưa chuẩn, sạch hoặc làm lớp trám bị hở, quá mỏng đều sẽ tạo điều kiện gây ra tình trạng sâu răng. Khi đó bạn cần tiến hành trám lại để cải thiện tình hình cũng như ngăn chặn vi khuẩn phát triển và lan rộng ra những khu vực khác.

3. Do thói quen ăn uống

Đối với những người bình thường, việc ăn uống thiếu khoa học cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sâu răng. Những người trám răng, nếu không có chế độ ăn uống đúng đắn, tỷ lệ tái phát sâu răng sẽ tăng lên gấp 2 lần. Thói quen ăn nhiều thực phẩm chứa đường, các thực phẩm có tính axit mạnh, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ hoặc đồ uống có cồn, có gas, chất kích thích,… Đều có tác động không tốt đến răng, khiến lớp trám bị ảnh hưởng và sâu lại.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sâu răng
Thói quen ăn uống thiếu khoa học tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sâu răng

Giải pháp cho tình trạng răng bị sâu sau khi trám

Răng sâu gây ra rất nhiều bất tiện cho con người, đặc biệt khi bị sâu lần hai sẽ gây ra nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Nếu bạn gặp phải tình trạng răng bị sâu sau khi trám, hãy tham khảo ngay hai gợi ý dưới đây:

Hàn trám răng lại răng đã trám lần 2

Nếu hàn trám răng lần 1 nhưng vẫn gặp phải tình trạng sâu, bạn hãy tiếp tục tiến hành trám răng lần 2. Tuy nhiên trong lần này, bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Nếu nguyên nhân do bác sĩ thực hiện chưa đúng kỹ thuật, chưa đúng cách thì hãy lựa chọn một nha khoa khác uy tín, chất lượng hơn. 

Khi thực hiện trám răng lần hai, nha sĩ sẽ tiến hành tháo lớp trám cũ đi sau đó thực hiện làm sạch toàn bộ khoang sâu gây viêm nhiễm thật kỹ càng. Tiếp theo sẽ dùng chất trám có độ bền cao để trám lại một lớp mới.

Phương pháp bọc răng sứ

Ngoài phương pháp trám lại răng, bọc răng sứ cũng là cách làm được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này phù hợp với những người có tình trạng sâu nặng, tủy răng đã bị tổn thương, hầu như không thể sử dụng cách trám răng thông thường để cải thiện tình trạng.

Bọc răng sứ sẽ giúp cho việc nhai nuốt thoải mái hơn bên cạnh đó lớp sứ cứng chắc giúp hạn chế tác động của vi khuẩn tấn công lên bề mặt răng. Ngoài ra bọc răng sứ cũng mang lại giá trị thẩm mỹ khá cao, vừa giúp hàm răng trắng sáng vừa giúp bảo tồn răng gốc của bạn.

Biện pháp phòng tránh răng sâu trở lại sau khi trám

Việc điều trị răng sâu sau khi trám khiến người bệnh tốn thời gian, công sức và chi phí, do đó bạn cần nắm rõ các biện pháp phòng tránh dưới đây để giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho mình.

Lựa chọn nha khoa uy tín khi trám răng

Lựa chọn nha khoa uy tín khi trám răng là điều kiện tiên quyết giúp bạn có được một hàm răng khỏe mạnh. Bởi tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ sẽ góp phần chính giúp cho lớp trám răng bền. Nếu chọn sai, nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan điển hình như sâu răng sau khi trám sẽ tăng cao, tác động tiêu cực tới cuộc sống của bạn.

Thực hiện trám dự phòng

Bạn có thể áp dụng phương pháp trám dự phòng để giúp cải thiện và hạn chế tình trạng sâu răng sau khi trám răng. Trám dự phòng là phương pháp sử dụng vật liệu bảo vệ trám một lớp mỏng lên bề mặt giúp hạn chế nguy cơ bị sâu răng. Phương pháp này không mất quá nhiều thời gian nhưng lại có khả năng giảm thiểu tối đa các bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Cải thiện chế độ ăn uống

Để phòng ngừa sâu răng tái phát, việc cải thiện chế độ ăn uống cũng góp phần vô cùng quan trọng. Trong đó, hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng,…sẽ giúp bảo vệ lớp trám được lâu hơn, không gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe răng miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, sản phẩm chăm sóc phù hợp

Sau khi trám răng, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngoài việc đánh răng hai lần sáng tối, súc miệng sau khi ăn, bạn còn cần chú ý đến lực sử dụng khi đánh răng, đánh nhẹ nhàng tránh làm bong tróc lớp trám. Bên cạnh đó là lựa chọn các sản phẩm chăm sóc phù hợp, an toàn và lành tính, bàn chải lông mềm, len lỏi vào từng khu vực làm sạch.

Vệ sinh răng miệng đúng cách là yếu tố quan trọng sau khi trám răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách là yếu tố quan trọng sau khi trám răng

Loại bỏ thói quen không tốt

Những thói quen không tốt như thường xuyên sử dụng chất kích thích, cà phê, rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, có gas,…đều ảnh hưởng trực tiếp đến lớp trám, khiến cho tình trạng sâu răng dễ tái phát hơn. Do đó nếu bạn muốn phòng ngừa và hạn chế tối đa việc tái phát bệnh, hãy chú ý loại bỏ hoàn toàn những thói quen này ra khỏi cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Thăm khám nha khoa định kỳ

Việc phòng ngừa sâu răng tái phát sau trám cần áp dụng nhiều phương pháp trong đó không thể thiếu thăm khám nha khoa định kỳ. Bạn nên thăm khám ít nhất là 6 tháng/lần, thông qua việc kiểm tra lớp trám, lấy cao răng cũng như khám tổng quát tình hình răng miệng, bạn có thể kiểm soát và sớm phát hiện vấn đề cần xử lý. Từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời, giảm thiểu tình trạng bệnh nhanh chóng nhất.

Nha Khoa Minh Khai là đơn vị cung cấp các dịch vụ thăm khám và điều trị răng miệng uy tín hàng đầu hiện nay. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất giúp người bệnh cải thiện tình trạng. Bên cạnh đó là cơ sở vật chất, thiết bị y tế trang bị hiện đại, được đầu tư công nghệ tiên tiến, mang tới chất lượng khám chữa tốt nhất cho khách hàng. Nếu bạn đang có nhu cầu trám răng hoặc điều trị, thăm khám các vấn đề về sức khỏe răng miệng thì đừng quên lưu ngay địa chỉ của Nha Khoa Minh Khai nhé.

Lời kết

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi trám răng rồi có bị sâu lại không cũng như các giải pháp điều trị và cách phòng ngừa tái phát hiệu quả. Nếu có thêm bất cứ câu hỏi hoặc vấn đề nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại bình luận hoặc liên hệ với Nha Khoa Minh Khai để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất nhé.

NỘI DUNG KHÁC
Back
Messenger
Zalo