Mất răng vĩnh viễn tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Hậu quả mất răng có thể gặp như: xô lệch, lệch hàm, sâu răng, chức năng nhai, tính thẩm mỹ,… Nha khoa Minh Khai sẽ giúp bạn hiểu rõ ảnh hưởng của mất răng và cách khắc phục. Cùng theo dõi bài viết này nhé.
Nguyên nhân dẫn đến mất răng
Mất răng vĩnh viễn thường gặp ở người trưởng thành. Đôi khi trẻ nhỏ cũng gặp tình trạng này khi qua thời gian mọc răng và thay răng.
Nguyên nhân gây mất răng rất nhiều, phổ biến gồm có:
- Biến chứng của bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng, chết tủy răng,… Mất răng hàm là thường gặp nhất với nguyên nhân này.
- Chấn thương gây gãy, vỡ, mẻ răng, hỏng răng và phải nhổ bỏ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do tai nạn, đôi khi gãy răng hàm do cắn thức ăn quá cứng.
- Do biến chứng của răng khôn mọc lệch không được xử lý sớm. Răng khôn đâm vào chân răng bên cạnh gây viêm hỏng, hoại tử nên phải loại bỏ.
- Do cơ thể không được bổ sung đủ dinh dưỡng, khiến răng không được nuôi dưỡng tốt. Đặc biệt là những người có chế độ ăn ít canxi, kali, khoáng chất. Kết quả là răng bị yếu dần, dễ lung lay và rụng.
- Tuổi tác càng cao thì hàm răng và răng càng bị lão hóa. Đó là lý do răng người cao tuổi thường không còn chắc khỏe, dễ gãy rụng.
Những ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị mất răng
Mất răng có thể liên đới gây ra nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Những hậu quả nghiêm trọng nhất có thể thấy như:
Ảnh hưởng đến chức năng nhai
Nhiều người nghĩ răng mất 1 răng thì các răng còn lại vẫn có thể nhai nuốt. Nhưng thực tế răng đối diện sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Đặc biệt nếu bạn bị mất răng hàm, hiệu quả nhai nghiền thức ăn sẽ kém đi nhiều. Những người này nguy cơ mắc bệnh dạ dày sẽ cao hơn.
Chức năng nhai kém đi cũng ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của người bệnh. Phần lớn người bị mất răng không còn cảm thấy yêu thích khi ăn món khoái khẩu như trước.
Ảnh hưởng đến cấu trúc hàm, sai lệch khớp cắn
Một răng mất đi sẽ khiến các răng còn lại dễ bị xô lệch, ảnh hưởng đến khớp cắn. Các tình trạng thường gặp như:
- Răng đối diện răng mất có xu hướng trồi lên hoặc thòng xuống vị trí trống. Lâu dần răng này sẽ tác động đến lợi, gây đau nhức khi nhai. Nguy cơ viêm nha chu, sâu răng cũng cao hơn.
- Hai răng bên cạnh răng mất thiếu điểm tựa, có xu hướng lệch chéo về vị trí trống. Theo thời gian, các răng tiếp theo của hàm cũng sẽ xô lệch theo.
Tình trạng lệch khớp cắn, sai cấu trúc hàm chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ. Ngoài ra việc nhai nghiền thức ăn cũng gặp khó khăn.
Tăng nguy cơ bệnh lý
Vị trí răng trống khó vệ sinh là nơi lý tưởng để vi khuẩn cư trú, sinh sôi gây bệnh. Vì vậy mất răng dễ khiến người bệnh bị sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu. Thậm chí các bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng đến các răng khác.
Theo thời gian, xương hàm quanh ổ răng bị mất sẽ tiêu dần. Tình trạng này có thể gây da nhăn nheo, hóp má, chảy xệ, khiến bạn già đi nhanh chóng. Hàm răng vì thế cũng trở nên lỏng lẻo, dễ bị lung lay và rụng khi lớn tuổi.
Ảnh hưởng đến phát âm
Mất răng tạo ra khoảng trống cho khoang miệng, vì vậy việc phát âm cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt nếu bị mất răng cửa, người bệnh dễ bị nói ngọng, nói không rõ tiếng. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sinh hoạt của người bệnh.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Răng mất nếu ở vị trí lộ khi cười, nói chuyện rất mất thẩm mỹ, khiến người bệnh thiếu tự tin. Lâu dần còn khiến cả hàm răng xô lệch, ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp. Xương răng tiêu dần khiến má dễ bị hóp, da chảy xệ. Càng để lâu, việc khắc phục thẩm mỹ khi mất răng, lệch răng càng khó khăn.
Gây ra bệnh đau đầu, đau cổ vai gáy
Thiếu răng khiến hàm răng mất cân bằng, xô lệch. Đặc biệt khớp thái dương hàm cũng bị tác động, khiến người bệnh dễ bị đau đầu, đau cổ vai gáy hơn.
Các phương pháp khắc phục tình trạng mất răng thường gặp
Mất răng hoàn toàn có thể khắc phục được để ngăn ngừa biến chứng sức khỏe, đảm bảo thẩm mỹ. 3 phương pháp dưới đây là được ưa chuộng nhất hiện nay. Tùy vào tình trạng răng mất và tài chính mà người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn.
Dùng hàm giả tháo lắp
Đây là cách khắc phục truyền thống, phù hợp với cả trường hợp mất 1 răng, nhiều răng hoặc cả hàm. Hàm giả được làm theo đúng cấu trúc hàm răng thật nên độ ăn khớp cao. Người bệnh có thể tháo lắp để sử dụng, vệ sinh hàng ngày.
Ưu điểm của dùng hàm giả tháo lắp là giá thành rẻ, tính tiện lợi cao. Tuy nhiên hàm giả vẫn ảnh hưởng đến chức năng nhai. Vấn đề tiêu xương do mất răng vẫn không được xử lý.
Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ được làm nối giữa 3 răng, ở giữa là vị trí răng bị mất. Cầu răng sứ sẽ gắn trực tiếp, cố định lên răng thật nên sử dụng được lâu dài. Người bệnh thường chỉ mất thời gian đầu chưa quen, sau đó có thể nhai nuốt bình thường.
Tuy nhiên cầu răng sứ vẫn không tránh được tình trạng tiêu xương, hóp má. Ngoài ra nếu làm bằng vật liệu kém chất lượng, người bệnh sẽ phải thay định kỳ 10 – 20 năm.
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hồi mất răng tốt nhất hiện nay. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ gắn trụ kim loại vào hàm thay cho răng giả, sau đó gắn răng thay thế vào trụ. Người bệnh có răng thay thế đảm bảo khả năng nhai tốt, tính thẩm mỹ cao. Tình trạng tiêu xương do mất răng cũng được xử lý hoàn toàn.
Cần làm gì để tránh bị mất răng ?
Cách ngăn ngừa mất răng tốt nhất là hạn chế, có thể thì loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân. Cụ thể như:
- Điều trị sớm, triệt để các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng, viêm tủy răng.
- Khắc phục tráng sứ, tạo hình răng ngay khi răng bị vỡ, mẻ. Càng để lâu, nguy cơ viêm nhiễm càng cao dễ dẫn đến mất răng.
- Điều trị, nhổ răng khôn ngay với trường hợp răng mọc lệch, dễ gây hỏng chân răng bên cạnh.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là nhóm khoáng chất, canxi, kali.
Lời kết
Trên đây Nha khoa Minh Khai đã cùng bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả mất răng và cách khắc phục. Hàm răng đầy đủ chính là yếu tố quan trọng cho một nụ cười đẹp.