logo Nha Khoa Minh Khai brown

Hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh răng niềng đúng cách

Không chỉ là chi phí niềng răng bằng mắc cài, mà các phương pháp chỉnh nha nói chung, dường như chưa bao giờ có giá cả phải chăng như hiện nay. Bạn nên trao đổi với bác sĩ chỉnh nha về kế hoạch chi trả phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. Ngoài ra, sự đa dạng các loại hình bảo hiểm hiện nay cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc chi trả chi phí niềng răng.

Chăm sóc răng niềng quan trọng như thế nào?

Sau khi niềng răng thì đối với những người niềng thức ăn rất dễ bị kẹt vào mắc cài, dây cung. Điều này sẽ gây ra không ít khó khăn trong việc trong việc làm sạch các mảng bám thức ăn. Nếu để lâu ngày thì sẽ hình thành mảng bám cứng đầu, cao răng.

Chăm sóc răng niềng quan trọng như thế nào?

Lúc này, những vi khuẩn có hại ở trên mảng bám răng gây ra nhiều bệnh lý liên quan răng miệng. Những bệnh lý thường gặp phải kể đến: Nha chu, sâu răng, viêm nướu, viêm lợi, hơi thở có mùi.

Vậy nên nếu không chăm sóc thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Đồng thời ảnh hưởng đến quá trình niềng răng, chỉnh nha. Bởi khi mắc các bệnh liên quan đến răng thì cần phải tiến hành điều trị dứt điểm. 

Sau khi điều trị xong các vấn đề, bệnh lý về răng mới có thể tiếp tục niềng răng. Điều này sẽ khiến cho quá trình niềng răng bị gián đoạn, tốn thời gian cũng như chi phí. Bạn cần phải chú ý chăm sóc răng niềng đúng cách, hạn chế những tác động xấu đến răng miệng.

Hướng dẫn vệ sinh răng niềng đúng cách

Vệ sinh răng niềng đúng cách với các bước chăm sóc dưới đây: 

Dùng tăm nước và bàn chải đánh răng chuyên dụng

Để vệ sinh răng niềng bạn nên chọn tăm nước có khả năng xịt sạch vừa đủ không quá mạnh. Tắm nước sẽ giúp lấy đi thức ăn thừa dính trên răng một cách hiệu quả. Tiếp đến, chọn bàn chải lông mềm mại, đầu bàn chải vừa kích thước khoang miệng. 

Việc chọn đúng kích thước bàn chải giúp chải sạch răng dễ dàng không gây tổn thương đến nướu. Không nên chọn bàn chải kích thước quá lớn gây khó khăn trong việc di chuyển cũng như làm sạch. 

Đồng thời, 3 tháng/ lần nên thay bàn chải đánh răng mới để vệ sinh răng miệng đạt hiệu quả. Đối với người niềng răng nên sử dụng bàn chải đánh răng chuyên dụng. Loại bàn chải kẽ răng này có thiết kế đặc biệt phù hợp chải sạch răng dù có mắc cài.

các loại bàn chải cho răng niềng
các loại bàn chải cho răng niềng

Đầu bàn chải kẽ răng dành cho người niềng răng tương đối nhỏ. Nên vật dụng này dễ dàng len lỏi lấy hết thức ăn dư bám trên răng. Bàn bản này thường có hai loại gồm dạng chữ I và chữ L. Chúng được dùng lần lượt cho răng trước và răng sau. 

Chọn kem đánh răng chứa thành phần fluoride

Kem đánh răng chứa thành phần fluoride sẽ giúp ngừa sâu răng hiệu quả. Theo đó, fluoride là loại khoáng chất cần biết cho quá trình tạo và củng cố men răng. Fluoride còn có khả năng tái tạo men răng bị yếu, xử lý răng sâu chưa thành lỗ.  

Đánh răng đúng cách

Mỗi ngày đánh răng hai lần vào buổi sáng và buổi tối. Khi đánh răng nên chải theo chiều dọc bề mặt răng. Đánh răng từ bên trong ra đến bên ngoài. Với phần mắc cài đang niềng, bạn nên đặt bàn chải đánh răng tựa vào răng, lợi. 

Tiếp đó, di chuyển nhẹ bàn chải để làm sạch vùng xung quanh mắc cài. Đối với người niềng răng trong suốt thì chỉ cần tháo niềng ra đánh răng như bình thường. Song song đánh răng, bạn cũng nên làm sạch lưỡi để hạn chế vi khuẩn, cải thiện hơi thở. 

Sử dụng chỉ nha khoa

Để việc vệ sinh sau niềng răng sạch hơn thì bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa mỗi khi ăn xong. Công dụng của chỉ nha khoa giúp làm sạch sẽ thức ăn bị dính kẽ răng. Chỉ nha khoa loại bỏ dễ dàng thức ăn thừa mà ngay bàn chải đánh răng không làm sạch được.

Chỉ cần luồn chỉ nha khoa vào kẽ răng. Sau đó di chuyển chỉ nha khoa lên xuống để lấy sạch những mảng bám của thức ăn.   

Dùng nước súc miệng

Sau khi đánh răng, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch khoang miệng hoàn toàn. Để giảm ê buốt, bảo vệ răng niềng nên dùng nước súc miệng có thành phần fluoride. 

Cạo vôi răng 6 tháng/ lần

Về lâu dài, chân răng dễ bám cặn và hình thành vôi răng do thức ăn bám dính. Khi hình thành cao răng thì rất khó để dùng bàn chải đánh răng làm sạch. Vậy nên cứ 6 tháng/ lần bạn nên cạo vôi răng định kỳ.

Vì nếu để vôi răng lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Mà còn dễ mắc các vấn đề như viêm nha chu, hôi miệng. 

Lưu ý chăm sóc răng miệng khi đang đeo mắc cài niềng răng cho trẻ

Khi đang đeo mắc cài, trẻ cần tiếp tục duy trì chăm sóc răng miệng thường xuyên – chải răng đúng phương pháp theo chỉ định của bác sĩ chỉnh nha; vệ sinh kẽ răng mỗi ngày; và thăm khám bác sĩ điều trị chỉnh nha định kỳ.

chắm sóc răng niềng trẻ em

Nhìn chung, niềng răng bằng mắc cài không ảnh hưởng nhiều đến chu trình vệ sinh răng miệng thông thường của trẻ như chúng ta vẫn nghĩ. Chỉ cần bỏ thêm một chút thời gian và tâm trí để giữ răng thật sạch sẽ! Mục đích chính là để giữ mắc cài cũng như răng không bị lưu lại các mảng bám. Nếu mảng bám không được loại bỏ, hậu quả cuối cùng không tránh khỏi là sâu răng và ố màu răng lâu dài.

Cần chú trọng dinh dưỡng cho trẻ và duy trì chế độ ăn cân bằng, cung cấp chất dinh dưỡng cho xương và các mô đáp ứng với sự thay đổi thể trạng của cơ thể trong suốt thời gian niềng răng là rất quan trọng.

Bác sĩ chỉnh nha có thể sẽ dặn dò trẻ nên tránh xa những thức ăn cứng có nguy cơ làm hỏng mắc cài, bẻ cong dây cung; đá, các loại hạt ngũ cốc, bắp rang, các loại kẹo cứng như kẹo đậu phộng đều là những thức ăn nên loại bỏ trong quá trình niềng răng.

Cắt các loại thức ăn như táo, cà rốt, và bánh mì thành những miếng nhỏ vừa ăn sẽ giúp trẻ dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc ăn nhai. Những loại thức ăn dẻo, chứa nhiều đường như kẹo sing-gum cũng là “đối thủ” của mắc cài trong quá trình điều trị. Bạn nên tư vấn chi tiết với bác sĩ chỉnh nha về các loại thức ăn tốt cũng như không tốt cho trẻ.

>> Xem chi tiết: Niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì

Tham khảo thêm một số phương pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ khi niềng răng

  • Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ – Bác sĩ chỉnh nha có thể khuyên dùng một số sản phẩm trợ giúp chăm sóc răng miệng và mắc cài, như bàn chải, nước súc miệng chuyên dụng, hay thuốc làm lộ mảng bám giúp dễ dàng vệ sinh. Những sản phẩm mới không ngừng được tìm tòi và phát triển, do đó, đừng ngần ngại tư vấn với bác sĩ về những sản phẩm chăm sóc răng miệng mới nhất và tốt nhất hiện nay trên thị trường.
  • Chải răng thường xuyên. Trẻ nên vệ sinh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám. Bác sĩ chỉnh nha sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng về cách đánh răng đúng phù hợp với loại mắc cài mà trẻ đang dùng.
  • Thay bàn chải mới định kỳ. Mắc cài khiến lông bàn chải mau bị mòn, do đó nên thay bàn chải thường xuyên. Bàn chải du lịch là vật dụng không thể thiếu khi trẻ đi chơi xa.
  • Súc miệng nếu không thể chải răng. Trẻ nên súc miệng với nước sạch nếu không thể chải răng.
  • Vệ sinh kẽ răng. Trẻ nên làm sạch các kẽ răng ít nhất một lần một ngày với chỉ nha khoa để làm sạch các thức ăn thừa. Bác sĩ sẽ giới thiệu một loại “chỉ” mới dễ dàng vệ sinh sạch sẽ các mắc cài.
  • Kiểm tra răng thường xuyên. Trẻ nên tự kiểm tra răng trước gương trong phòng sáng đèn hoặc nơi có đủ ánh sáng để đảm bảo thức ăn thừa không còn sót lại và mắc cài không bị hư hỏng.

Những lưu ý về chế độ ăn uống khi niềng răng

Để tránh ảnh hưởng niềng răng thì ngoài chăm sóc vệ sinh răng bạn phải lưu ý chế độ ăn. 

  • Sau niềng răng xong thường có cảm giác đau nhức, cộm. Bạn chỉ nên ăn đồ ăn nhẹ nhàng, dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố,…
  • Để dễ nhau nên cắt thức ăn thành miếng nhỏ vừa miệng để không tạo áp lực nhai cho răng.
  • Tránh ăn đồ quá cứng, dẻo, dính như sườn, chân gà, kẹo cao su, kẹo dừa…Việc ăn những món này dễ ảnh hưởng đến niềng, môi nha chu.
  • Sau niềng thường có cảm giác bị khô miệng, nên bổ sung thêm nhiều nước.

Lời kết

Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu hơn về vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng. Nha Khoa Minh Khai hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc răng niềng. Bên cạnh đó đạt hiệu quả chỉnh nha một cách tốt nhất.