logo Nha Khoa Minh Khai brown

Răng bị mẻ – Cách khắc phục và phòng ngừa răng mẻ

Răng bị mẻ là tình trạng khá thường gặp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh. Mẻ răng cửa gây mất thẩm mỹ, khiến chúng ta thiếu tự tin giao tiếp. Mẻ răng hàm ảnh hưởng đến chức năng nhai, khó vệ sinh. Vậy làm sao để phòng ngừa, khắc phục răng mẻ? Nha khoa Minh Khai sẽ trình bày chi tiết dưới đây, cùng theo dõi nhé.

Răng bị mẻ là như thế nào?

Răng mẻ là tình trạng gãy vỡ, mất 1 phần nhỏ răng. Thường là phần thân răng mọc ngoài hàm lợi, tuy nhiên vẫn có trường hợp mẻ chân răng. Phổ biến nhất là mẻ phần đỉnh múi hoặc cạnh cắn của răng.

Tạo sao răng bị mẻ?
Tạo sao răng bị mẻ?

Răng mẻ là do những nguyên nhân nào?

Cấu trúc răng gồm nhiều phần, trong đó lớp ngoài cùng là men răng bảo vệ rất cứng chắc. Tuy nhiên khi có lực tác động lớn hơn mức chịu đựng, men răng và răng vẫn bị phá vỡ. Bị mẻ răng, sứt răng thường do các nguyên nhân sau:

  • Tai nạn giao thông, sự cố ngã.
  • Tai nạn khi chơi thể thao.
  • Thói quen ngủ nghiến răng.
  • Cắn vật quá cứng sai tư thế.

Ngoài ra thì những người có nền răng yếu, men răng kém chắc khỏe dễ bị sứt răng hơn. Đặc biệt là người có các vấn đề sau:

  • Bị sâu răng, mắc bệnh nha chu.
  • Thường xuyên ăn thực phẩm làm mòn men răng như bánh kẹo, nước ngọt, cà phê, hút thuốc lá.
  • Thói quen nghiện rượu bia, chất kích thích gây hỏng men răng.
  • Người bị bệnh dạ dày, trào ngược axit thực quản.
  • Răng yếu dần ở người cao tuổi.

Nhiều bệnh nhân gặp tình trạng tự nhiên bị mẻ răng, thường là một mảnh nhỏ. Đó là do răng bị vỡ mẻ không ảnh hưởng đến tủy răng nên không gây đau.

Răng mẻ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng?

Răng mẻ để lâu có sao không? Hầu hết trường hợp răng mẻ có nguy cơ mắc bệnh răng miệng cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân do cấu trúc chắc chắn của răng đã bị phá vỡ. Phần mẻ thường là men răng bảo vệ khiến lớp ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài, dễ bị tấn công.

Vị trí bị mẻ răng dễ tích tụ vi khuẩn, mảng bám gây sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,… Cạnh răng mẻ trở nên nhọn hơn, dễ làm tổn thương mô lưỡi, miệng. Nếu bị mẻ răng hàm dưới, chức năng nhai nghiền bị ảnh hưởng lớn. Người bệnh thường cảm thấy giảm hứng thú khi ăn.

Mẻ răng gây dễ tích tụ vi khuẩn, mảng bám gây sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng
Mẻ răng gây dễ tích tụ vi khuẩn, mảng bám gây sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng

Bị mẻ răng cửa hay răng mặt gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh ngại cười, ngại giao tiếp. Vì vậy biện pháp khắc phục, xử lý răng mẻ được nhiều người tìm kiếm.

Cách xử lý khi bị mẻ răng

Răng mẻ có tự lành được không? Khác với các mô mềm của cơ thể, răng là mô cứng không thể tự phục hồi. Vì vậy những cách phục hồi răng mẻ tại nhà đều không hiệu quả. Bị mẻ răng bắt buộc phải can thiệp phục hồi bằng phương pháp phù hợp. Mục đích có thể là giảm ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc xử lý, thay thế vị trí mẻ.

Răng mẻ nên làm gì? Các nha sĩ đều khuyến cáo các trường hợp răng mẻ, đặc biệt là mẻ góc lớn nên điều trị. Vì vậy răng mẻ phải làm sao cần nha sĩ sẽ khám và đánh giá. Bác sĩ cũng giúp lựa chọn phương pháp điều trị mẻ răng phù hợp.

Các phương pháp phục hình răng mẻ phổ biến

Răng mẻ phải làm sao? Nếu góc răng mẻ nhỏ, có thể chỉ cần đánh bóng, làm đều răng. Nếu góc mẻ lớn, cần can thiệp bằng các phương pháp phức tạp hơn. Dưới đây là các phương pháp phục hồi răng mẻ phổ biến và hiệu quả nhất.

1. Trám răng phục hồi răng mẻ

Trám răng là phương pháp truyền thống, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất. Cơ chế của phương pháp này là dùng vật liệu composite thay cho phần răng mẻ. Nha sĩ sẽ đắp vật liệu mềm lên răng, tạo hình thẩm mỹ. Sau đó ánh sáng cực tím sẽ được chiếu vào để làm khô vật liệu. Bước cuối cùng là chỉnh hình để đảm bảo răng sau hàn trông đẹp và thật nhất.

Trám răng là phương pháp truyền thống, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất
Trám răng là phương pháp truyền thống, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất

Hiện nay trám răng vẫn là lựa chọn phổ biến nhất khi răng bị vỡ, mẻ. Đặc biệt các trường hợp mẻ kích thước nhỏ. Trám răng giúp phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ trong thời gian nhanh nhất.

Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của hàn trám răng là độ bền kém. Sau một thời gian, miếng trám dễ bị bong và cần thực hiện lại. Hiện nay có nhiều máy móc công nghệ cao hỗ trợ, trám răng nhanh và bền hơn.

>> Xem thêm: Trám răng rồi có bị sâu lại không?

2. Dán sứ Veneer xử lý răng mẻ nhanh

Răng mẻ thì phải làm sao xử lý nhanh thì dán sứ Veneer là lựa chọn tốt nhất. Nha sĩ chỉ cần làm nhám phần mỏng mặt ngoài men răng. Sau đó cần tạo một miếng dán sứ có kích thước phù hợp với răng và phần mẻ. Sau đó miếng dán được cố định chắc chắn vào răng.

Ưu điểm của dán sứ Veneer là nhanh, tính thẩm mỹ cao, độ bền vượt trội. Miếng dán mẻ răng tốt có thể dùng đến 20 – 30 năm. Tuy nhiên nhược điểm là yêu cầu kỹ thuật cao, thao tác khó.

3. Bọc răng sứ phục hồi răng mẻ

Bọc răng sứ là phương pháp hiện đại, tính thẩm mỹ cao, độ bền vượt trội. Do vậy ngày càng nhiều người lựa chọn bọc răng sứ để phục hồi răng mẻ. Kết quả là răng bọc có hình thể đẹp, trắng, tự nhiên, bảo vệ tốt răng thật khỏi bệnh lý và vi khuẩn.

Phương pháp này được thực hiện như sau: Nha sĩ lấy khuôn dạng răng để tạo mão sứ có hình dáng tương tự. Răng mẻ được mài một phần để có thể bọc sứ dễ dàng hơn. Khi mão sứ hoàn thành, nha sĩ chỉ cần thực hiện thủ thuật đắp răng một lần. Độ bền của răng sứ có thể đạt đến vài chục năm.

Trường hợp răng xấu, răng mẻ nhiều có thể bọc toàn hàm. Tạo hình hàm sứ mới giúp mọi người có hàm răng đều, đẹp, trắng sáng bền bỉ. Tuy nhiên phương pháp này bắt buộc phải mài một phần thân răng. Nếu kỹ thuật mài không tốt, mài răng có thể chạm đến tủy, gây đau đớn, viêm nhiễm, bệnh lý.

Cách ngăn ngừa tình trạng bị mẻ răng

Để tránh tình trạng răng bị mẻ, cần lưu ý trong vấn đề chăm sóc răng miệng và ăn uống, sinh hoạt. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa quan trọng:

  • Đánh răng đúng cách: Thao tác dùng bàn chải rất quan trọng, cần thực hiện đúng hướng dẫn của chuyên gia. Nên chọn bàn chải mềm, đầu cọ mỏng để không làm tổn thương răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm: Để làm sạch mảng bám kẽ răng, nên ưu tiên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước. Tránh dùng tăm cứng sẽ gây lỗ chân răng, làm mài mòn răng dần dần.
  • Hạn chế thực phẩm gây mòn men răng: Nước ngọt có gas, đồ ngọt, cà phê, chanh quất, thức uống chua,…
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Đặc biệt chú ý bổ sung rau xanh, các loại khoáng chất, Canxi, Kali,… Điều này đảm bảo răng được nuôi dưỡng tốt, chắc khỏe, hạn chế sứt mẻ, gãy vỡ.
  • Không dùng răng cắn nhai vật cứng: cắn nhai nắp chai, đá, xương, bút bi, xé bao bì thực phẩm,… dễ gây tình trạng mẻ răng.
  • Đeo dụng cụ bảo vệ răng: Khi chơi thể thao, đặc biệt là hoạt động thể thao mạo hiểm.
  • Không nghiến răng: Nếu có thói quen nghiến răng, cần đeo máng bảo vệ.

Biện pháp ngăn ngừa mẻ răng, xói mòn răng được nha sĩ khuyên dùng là kem đánh răng VITIS Anticaries. Đây là sản phẩm duy nhất trên thị trường sở hữu công nghệ DENTAID nanorepair tiên tiến. Thành phần của kem giúp bảo vệ răng 3 cấp độ, ngăn ngừa sâu răng, chống xói mòn răng hiệu quả.

Kem đánh răng VITIS Anticaries có thành phần giúp bảo vệ răng 3 cấp độ, ngăn ngừa sâu răng, chống xói mòn răng hiệu quả.
Kem đánh răng VITIS Anticaries có thành phần giúp bảo vệ răng 3 cấp độ, ngăn ngừa sâu răng, chống xói mòn răng hiệu quả.

Thành phần hoạt chất của VITIS Anticaries bao gồm:

  • Hydroxyapatite 0.45%: Giúp phục hồi và củng cố men răng, tạo lớp bảo vệ chống xói mòn, mẻ răng.
  • Sodium monofluorophosphate 1,450 ppm (1.10%): Giúp tái tạo, tái khoáng hóa men răng.
  • Xylitol 10%: Trung hòa môi trường pH, giảm hình thành mảng bám, giảm xói mòn răng.

Sử dụng kem đánh răng VITIS Anticaries hàng ngày giúp ngăn ngừa đáng kể tình trạng răng bị mẻ. Sản phẩm phù hợp với cả trẻ nhỏ có bệnh lý răng miệng. Lưu ý cần mua hàng chính hãng với tham vấn của nha sĩ tại Nha khoa Minh Khai nhé.

Lời kết

Với thông tin trên, hy vọng bạn đọc hiểu rõ về tình trạng răng bị mẻ. Nếu đang bị mẻ răng, hãy sớm đi khám và điều trị nhé. Nha khoa Minh Khai đồng hành cùng nụ cười tươi sáng Việt.