199 Nguyễn Thị Minh Khai

P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1, TP. HCM

Thứ Hai - Bảy

Sáng: 08:00 – 12:00 - Chiều: 13:30 – 20:30

logo Nha Khoa Minh Khai brown

Tìm hiểu lý do răng xỉn màu và cách khắc phục

Răng bị xỉn màu ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin. Dù vệ sinh răng miệng kỹ càng nhưng răng xỉn màu vẫn có thể xảy ra. Biết được nguyên nhân để hạn chế, khắc phục đúng cách là rất cần thiết. Cùng Nha khoa Minh Khai tìm hiểu chi tiết lý do xỉn màu răng và phương pháp điều trị nhé.

Nguyên nhân khiến cho răng bị xỉn màu

Răng bị xỉn màu do rất nhiều nguyên nhân, đôi khi là nhiều yếu tố kết hợp. Tuy nhiên phổ biến và gây ảnh hưởng màu răng nặng nhất là những nguyên nhân sau:

Vì sao răng bị xỉn màu?
Vì sao răng bị xỉn màu?

Do răng miệng không được làm sạch

Vệ sinh răng miệng cần thực hiện đúng cách mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và màu trắng sáng của răng. Người lười đánh răng thường bị xỉn màu răng, có nhiều mảng bám tích tụ ở bề mặt và kẽ răng. Kể cả những người vệ sinh, đánh răng không đúng cách cũng vậy. Thời gian càng dài, mảng bám trên răng càng nhiều, răng sẽ càng bị ngả vàng, xám đen.

Vệ sinh răng miệng không tốt còn dễ dẫn đến bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu. Vi khuẩn tích tụ và tấn công làm tổn thương cấu trúc răng vĩnh viễn. Kết quả là răng chuyển sang màu nâu đen không đều, rất mất thẩm mỹ. Cùng với đó là mùi hôi thối và gây đau nhức khó chịu. Lúc này dù điều trị cũng rất khó phục hồi màu răng như ban đầu.

Do thói quen ăn uống không tốt

Phần lớn trường hợp răng xỉn màu có liên quan đến thói quen ăn uống. Có thể là lạm dụng các thức uống, đồ ăn có màu đậm, bám lâu trên răng. Ví dụ như cà phê, nước chè đặc, nước ngọt có nhiều phẩm màu,… Răng ố vàng, xỉn màu do bám màu của các thức uống này rất khó vệ sinh. Do vậy mảng bám tích tụ ngày một nhiều khiến màu sắc răng càng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra thì thói quen hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây xỉn màu răng. Trong khói thuốc có nicotine có thể phá hủy men răng, làm mất lớp bảo vệ răng. Mảng bám răng vì thế cũng dày lên, gây đổi màu răng. Đặc biệt ở những người hút thuốc lâu năm thì đều gặp tình trạng này.

Do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh

Người phải điều trị với thuốc kháng sinh dài ngày, liều cao dễ bị xỉn màu răng. Đặc biệt là các nhóm kháng sinh như Tetra, Doxycyline, Histamin, Albuterol,… Chúng tích tụ trong cơ thể, chuyển đến răng và gây nhiễm kháng sinh mô răng. Kết quả là màu răng ngả đậm dần khi mô răng nhiễm càng nhiều kháng sinh.

Tình trạng răng nhiễm màu do kháng sinh sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Đầu tiên răng sẽ ố vàng nhẹ, sau đó các vết ố loang lổ nhiều hơn. Cuối cùng là răng đổi màu đen sậm hoàn toàn. Khác với xỉn màu răng do thực phẩm, mô răng nhiễm màu do kháng sinh khó khắc phục hơn.

Do yếu tố di truyền

Màu răng ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố di truyền. Có người răng rất khỏe, trắng sáng nhưng cũng có người răng ngả vàng từ bé. Lớp men răng càng mỏng, dinh dưỡng ít thì màu vàng ngà sẽ nổi trội hơn là màu trắng. Kết hợp với yếu tố khác như vệ sinh, ăn uống thì người có nền răng yếu càng dễ xỉn màu hơn.

Răng xỉn màu do tuổi tác

Tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa của cơ thể càng nhanh, với răng cũng vậy. Ở người cao tuổi, răng sẽ yếu đi, lớp men răng dễ bị mài mòn, nhiễm màu. Kết quả là răng trở nên đục hơn, dễ nhiễm bệnh hơn.

Tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa của cơ thể càng nhanh
Tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa của cơ thể càng nhanh

Răng xỉn màu ở trẻ nhỏ

Không chỉ người lớn tuổi mà trẻ nhỏ cũng dễ bị xỉn màu răng. Nguyên nhân do trẻ em thường chưa có ý thức bảo vệ, vệ sinh răng miệng tốt. Ngoài ra chế độ ăn uống không đúng bữa, nhiều đồ ngọt cũng dễ khiến răng xỉn màu. Bố mẹ cần quan tâm sát sao, hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đầy đủ hàng ngày.

Răng xỉn màu ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh

Khi mang thai, nội tiết tố estrogen và progesteron sẽ tăng lên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ ở răng. Tình trạng đầy hơi, ốm nghén, nôn mửa khi mang thai cũng khiến axit tiết ra nhiều hơn. Axit này gây mòn dần men răng, giảm chất khoáng bảo vệ.

Ngoài ra thì phụ nữ mang thai và sau khi sinh ăn nhiều bữa trong ngày. Vấn đề vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn cũng thường không thực hiện tốt. Vi khuẩn và mảng bám gây xỉn màu răng càng có cơ hội tích tụ hơn.

Khắc phục tình trạng răng bị xỉn màu như thế nào

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng xỉn màu răng mà có thể điều trị bằng một trong các phương pháp sau.

Phương pháp giảm xỉn màu răng tại nhà

Vệ sinh răng miệng đúng cách với kem đánh răng phù hợp giúp cải thiện màu răng đáng kể. Nếu răng nhiễm màu từ thức uống, đồ ăn thì baking soda có thể làm trắng răng rất tốt. Ngoài ra có rất nhiều nguyên liệu tự nhiên giúp răng trắng sáng tự nhiên khác. Ví dụ như hỗn hợp chanh muối, dầu dừa, vỏ chuối,… Tất cả đều giúp vệ sinh răng sạch sẽ, loại bỏ mảng bám màu tích tụ.

Làm trắng răng tại nhà phù hợp với trường hợp xỉn màu răng nhẹ, do nguyên nhân bên ngoài. Trường hợp răng xỉn màu nặng hoặc xỉn màu từ trong răng thì cần đến các phương pháp sau.

Phương pháp điều trị xỉn màu răng tại nha khoa

Bác sĩ có thể điều trị tình trạng răng xỉn màu hiệu quả bằng nhiều phương pháp. Phổ biến nhất là tẩy trắng răng, bọc răng sứ hay dán sứ Veneer. Tại nha khoa, việc vệ sinh, lấy cao răng và làm bóng với máy móc sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn.

Các trường hợp răng xỉn màu nặng, điều trị tại nhà không hiệu quả thì nên tới nha sĩ. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp xử lý tốt nhất.

Cách phòng ngừa răng bị xỉn màu

Phòng ngừa răng bị xỉn màu cần được thực hiện nghiêm túc và kiên trì. Đặc biệt ở những người có men răng yếu, đã bị xỉn màu, kể cả đã điều trị. Các biện pháp phòng ngừa được nha sĩ khuyến cáo gồm:

  • Vệ sinh răng sạch sẽ, đều đặn, đúng cách mỗi ngày. Cần kết hợp đánh răng ngày 2 lần với kem chứa floride và dùng chỉ nha khoa/tăm nước.
  • Súc miệng với nước hoặc nước súc miệng chứa Flo mỗi ngày (không áp dụng cho trẻ dưới 6 tuổi).
  • Ngưng hút thuốc lá, lạm dụng thức uống chứa màu đậm như cà phê, nước ngọt,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất xơ, giảm đường, đồ ngọt.
  • Không lạm dụng kháng sinh, chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần, xử lý mảng bám và lấy cao răng.

Nước súc miệng PERIO-AID Active Control được nha sĩ giới thiệu để ngăn ngừa răng xỉn màu. Thành phần Chlorhexidine digluconate (CHX) 0.05% hoạt động mạnh để loại bỏ vi khuẩn. Thành phần Cetylpyridinium Chloride (CPC) 0.05% giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa mảng bám.

Nước súc miệng PERIO-AID Active Control với thành phần CPC giúp ngăn ngừa mảng bám.
Nước súc miệng PERIO-AID Active Control với thành phần CPC giúp ngăn ngừa mảng bám.

Công thức đặc biệt của CHX và CPC trong sản phẩm là lựa chọn hàng đầu để bảo vệ màu răng. Kể cả các trường hợp nền răng yếu, men răng mỏng, răng có màu vàng ngà. Sản phẩm chứa Chlorhexidine có thể dùng lâu dài.

Lời kết

Hy vọng những thông tin về răng bị xỉn màu trên đây sẽ giúp bạn đọc bảo vệ răng tốt hơn. Chúc bạn và gia đình luôn giữ được hàm răng trắng sáng và nụ cười đẹp.

NỘI DUNG KHÁC
Back
Messenger
Zalo