Sâu răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nhiều người trưởng thành bị sâu răng do chăm sóc răng miệng không tốt. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cũng làm tăng số ca bệnh. Vậy nguyên nhân của sâu răng là gì và cách phòng ngừa như thế nào? Câu trả lời sẽ được Nha khoa Minh Khai tổng hợp dưới đây.
Bệnh sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng tổn thương răng gọi là lỗ sâu. Chẩn đoán dựa trên kiểm tra men răng, chụp X-quang. Điều trị bao gồm loại bỏ và khôi phục cấu trúc răng bị tổn thương. Fluoride, vệ sinh răng, trám bít hỗ rãnh, và chế độ ăn uống lành mạnh ngăn ngừa sâu răng.
Khác với các mô và cơ quan khác, răng không chứa tế bào sống nên không thể tự hồi phục. Do vậy răng đã bị sâu sẽ mang tổn thương vĩnh viễn. Người bệnh bắt buộc cần điều trị tại nha khoa để bảo tồn răng sâu. Nếu không sâu răng sẽ càng lan rộng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.
Bất cứ ai cũng có nguy cơ sâu răng, kể cả người trưởng thành. Nhưng những đối tượng sau dễ mắc bệnh hơn cả:
- Người vệ sinh răng miệng kém, lười đánh răng, súc miệng.
- Người bị khô miệng, ít tiết nước bọt do bệnh lý, bẩm sinh hoặc ảnh hưởng của thuốc.
- Trẻ bú sữa, uống nước trái cây hoặc ăn kẹo ngọt trước khi đi ngủ.
- Người lớn tuổi bị mòn răng, tụt nướu làm lộ chân răng.
- Người bị gãy vỡ răng do nhai vật cứng hoặc tai nạn.
Các nguyên nhân chính gây sâu răng
Sâu răng xuất hiện khi vi khuẩn răng miệng tấn công gây tổn thương răng. Men răng là lớp bảo vệ ngoài răng có cấu trúc rất chắc chắn. Do vậy vi khuẩn cần tạo axit, đục phá men răng trong quá trình dài. Kết quả là xuất hiện các lỗ đục nhỏ li ti, sau đó lớn và sâu dần. Các lớp ngà răng, tủy răng bên trong cũng bị tấn công.
Có một số yếu tố nguy cơ gây sâu răng:
- Kiểm soát mảng bám trên răng kém.
- Chế độ ăn uống, đặc biệt là ăn thường xuyên carbohydrate và đường.
- Môi trường khoang miệng có tính axit cao và/hoặc hàm lượng florua thấp.
- Đặc điểm của nước bọt, bao gồm giảm tiết nước bọt (ví dụ do thuốc, xạ trị, bệnh toàn thân gây rối loạn chức năng tuyến nước bọt), khả năng đệm và độ pH.
- yếu tố di truyền.
- Nhiều răng có lỗ, vết nứt và rãnh hở trên men răng có thể xuyên từ bề mặt vào ngà răng. Những khoang này có thể đủ lớn để chứa vi khuẩn nhưng lại quá hẹp để làm sạch hiệu quả. Chúng có thể gây sâu răng.
Một chế độ ăn giàu carbohydrate và đường sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn hình thành mảng bám.
Bề mặt răng dễ bị sâu răng hơn khi chúng bị vôi hóa kém, ít tiếp xúc với fluoride và/hoặc ở trong môi trường axit. Thông thường, quá trình mất canxi bắt đầu khi độ pH trên răng giảm xuống dưới 5,5 (ví dụ: khi vi khuẩn sản xuất axit lactic sinh sôi hoặc khi tiêu thụ nước ngọt, nước tăng lực, thường có độ pH dưới 5,5).
Người lớn tuổi thường dùng nhiều thuốc thuốc làm giảm lượng nước bọt, có thể dẫn đến sâu răng. Họ cũng có tỷ lệ sâu răng cao hơn do tụt nướu, lộ bề mặt chân răng và kỹ năng vận động kém ( đẫn đến vệ sinh răng miệng kém).
Sâu răng được chẩn đoán như thế nào
Trên thực tế việc xác định sâu răng trong nhiều trường hợp bằng mắt thường là khá đơn giản. Tuy nhiên, điều này cũng chứng tỏ rằng vấn đề sâu răng có thể đã ở mức độ sâu răng nặng.
Khám lâm sàng định kỳ (3-12 tháng một lần, tùy theo đánh giá của nha sĩ về nguy cơ sâu răng của bệnh nhân) cho phép phát hiện sớm sâu răng, khi đó sự can thiệp tối thiểu có thể ngăn ngừa sâu răng tiến triển. Nếu thăm khám thường xuyên tại nha khoa, bạn sẽ được chẩn đoán về vấn đề sâu răng kỹ hơn thông qua:
- Dùng dụng cụ hỗ trợ quan sát, kiểm tra trực tiếp
- Đôi khi cần phải chụp X-quang hoặc sử dụng các dụng cụ kiểm tra đặc biệt để kiểm tra
Việc sử dụng đầu dò nhọn đôi khi cần đến thuốc nhuộm chuyên dụng, mặc dù những công cụ này thường được sử dụng kết hợp với thiết bị mới để phát hiện các lỗ hổng thông qua những thay đổi về độ dẫn điện, phản xạ tia laser hoặc độ xuyên thấu. Ánh sáng (bao gồm cả thiết bị chiếu sáng cận hồng ngoại). Tuy nhiên, tia X vẫn quan trọng nhất trong việc phát hiện sâu răng, xác định độ sâu của tổn thương và xác định sâu răng trong quá trình phục hình hiện có.
>> Xem thêm: Sâu răng lồi thịt là gì?
Sâu răng có nguy hiểm không?
Sâu răng không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Ở giai đoạn đầu, người bệnh gần như không thấy có triệu chứng nào. Nhưng bệnh để càng lâu, càng nhiều răng sâu thì biến chứng càng nặng.
- Đầu tiên là tình trạng đau nhức răng thường xuyên, đặc biệt là về ban đêm. Cơn đau nhức có thể khiến người bệnh mất ngủ, không thể tập trung làm việc.
- Răng nhạy cảm hơn, ê buốt khó chịu khi ăn đồ ngọt hoặc đồ quá nóng, quá lạnh.
- Kiểm tra bề mặt răng xuất hiện nhiều lỗ nhỏ li ti hoặc vệt màu đen, nâu, trắng.
- Lỗ hỏng trên răng trở nên rộng và sâu hơn, thậm chí chiếm phần lớn thân răng.
- Sâu răng nặng sẽ khiến thân răng yếu, dễ gãy vỡ, tác động đến dây thần kinh trong tủy răng. Đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng, viêm tủy, áp xe răng.
- Áp xe răng gây sưng răng, sưng mặt, sốt cao, đau nhức. Từ đó gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.
- Viêm tủy răng lâu ngày không điều trị có thể gây nhiễm trùng xương hàm, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và mạch máu phức tạp.
Cách điều trị sâu răng tại nha khoa
Sâu răng ở người lớn bắt buộc phải điều trị để ngăn ngừa bệnh tiếp tục tiến triển. Mục đích điều trị là bảo tồn răng tối đa, ngăn ngừa biến chứng liên quan. Biện pháp chữa trị cho người lớn bị sâu răng sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Các cách chữa sâu răng cho người lớn sẽ được nha sĩ cân nhắc gồm:
- Điều trị với Florua: Đây là một chất thường có trong kem đánh răng làm sạch và ngừa sâu răng. Với bệnh nhân bị sâu răng giai đoạn sớm, có thể dùng Florua để củng cố men răng. Từ đó men răng trở nên chắc chắn hơn, tự phục hồi tổn thương.
- Phương pháp trám răng: Áp dụng cho trường hợp sâu răng nhẹ, lỗ sâu còn nhỏ. Miếng trám đảm bảo bám chắc vào cấu trúc răng, bảo vệ tốt phần răng tổn thương. Nha sĩ sẽ cần làm sạch, loại bỏ mô răng sâu trước khi trám răng với vật liệu chuyên dụng.
- Phương pháp chữa tủy răng: Áp dụng khi sâu răng nghiêm trọng lan đến tủy răng, gây viêm nhiễm, áp xe. Khi đó nha sĩ sẽ cần lấy sạch tủy viêm, sau đó trám hoặc bọc sứ bảo vệ. Phương pháp này giúp bảo tồn chân răng và thân răng chưa bị sâu.
- Phương pháp nhổ răng sâu: Những răng sâu nặng, không thể hồi phục hoặc điều trị bảo tồn sẽ cần nhổ bỏ. Sau đó, cần thay thế răng mất bằng làm cầu răng hoặc cấy ghép Implant. Nếu không, khoảng trống của răng mất có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu răng.
Dù sâu răng là tính trạng rất phổ biết trong hầu hết chúng ta nhưng không phải là không thể phòng ngừa. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản đề bạn có thể tham khảo.
Ngừa sâu răng thông qua việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng
Thực tế nguyên nhân chính gây sâu răng là hoạt động của vi khuẩn trong khoang miệng. Chúng tiêu hóa đường, tạo môi trường acid và gây sâu răng. Do vậy việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giảm thiểu phần lớn nguy cơ sâu răng. Cụ thể:
- Chải răng và làm sạch răng thường xuyên bằng chỉ nha khoa.
- Nước súc miệng, kem đánh răng có fluoride.
- Đến nha sĩ thường xuyên để làm sạch răng (cạo vôi răng).
- Giảm thiểu đường, đồ uống có tính axit và áp dụng chế độ ăn giàu canxi.
Đối với hầu hết mọi người, sâu răng có thể phòng ngừa được. Những người dễ bị sâu răng thường là những người ít tiếp xúc với fluoride và có vi khuẩn gây sâu răng mạnh được truyền từ mẹ hoặc qua tiếp xúc xã hội.
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc chuyên biệt để ngừa sâu răng
Người lớn thường bận rộn nên việc vệ sinh răng miệng kỹ càng nhiều bước thường không tốt. Đặc biệt những người có nền răng yếu do bẩm sinh hoặc bệnh lý. Họ cần đến sản phẩm vệ sinh, ngăn ngừa sâu răng chuyên dụng để tăng hiệu quả bảo vệ. Nha khoa Minh Khai giới thiệu đến bạn hai sản phẩm chuyên dụng ngừa sâu răng tốt dưới đây.
- Nước súc miệng VITIS Anticaries sử dụng hàng ngày để làm sạch răng miệng nhanh, hiệu quả.
Thành phần hoạt chất gồm Hydroxyapatite 0.0125%, Sodium monofluorophosphate 226 ppm và Xylitol 3.3%. Kết hợp với công nghệ DENTAID nanorepair tiên tiến giúp sửa chữa, phục hồi vượt trội. Sử dụng nước súc miệng đều đặn giúp duy trì môi trường pH trung hòa trong khoang miệng. Từ đó ngăn hình thành mảng bám, ngăn vi khuẩn hoạt động.
- Kem đánh răng VITIS Anticaries để đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày để ngừa sâu răng toàn diện.
Kem đánh răng VITIS Anticaries 3 tác động có thể sửa chữa các vết nứt, rãnh, lỗ sâu răng nhỏ. Ngoài ra sử dụng thường xuyên còn giúp củng cố men răng, ngừa sâu răng vượt trội. Sử dụng kết hợp với nước súc miệng VITIS Anticaries để bảo vệ răng toàn diện hơn. Các hoạt chất được giữ trong khoang miệng lâu hơn, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh tốt hơn.
>> Xem thêm: Các phương pháp trị sâu răng tại nhà
Lời kết
Vậy câu hỏi cách chữa sâu răng cho người lớn đã có lời giải đáp, sau bài viết trên đây bạn có thể biết thêm các thông tin bổ ích về bệnh sâu răng và cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Hãy lưu ý việc vệ sinh răng miệng đúng cách với sản phẩm phù hợp để ngăn ngừa bệnh nhé. Liên hệ với Nha khoa Minh Khai nếu cần tư vấn điều trị hoặc chăm sóc răng miệng chẩn y học.