Bé bị hôi miệng không chỉ là cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm về răng miệng mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên nếu sớm phát hiện và điều trị, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục triệt để. Trong bài viết dưới đây, Nha Khoa Minh Khai sẽ giới thiệu đến bạn đọc nguyên nhân chính và cách khắc phục tình bé bị hôi miệng một cách nhanh chóng nhất.
Tìm hiểu tình trạng bé bị hôi miệng
Hôi miệng là tình trạng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải. Ngày nay, tình trạng bé bị hôi miệng cũng ngày càng tăng lên, khi thở hoặc nói chuyện thông thường, mùi hôi từ miệng có thể gây khó chịu cho những người xung quanh.
![Vì sao có tình trạng bé bị hôi miệng?](https://nhakhoaminhkhai.net/wp-content/uploads/2023/09/tre-bi-hoi-mieng-1024x683.webp)
Không chỉ gây ra bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bé bị hôi miệng còn kèm theo những triệu chứng như khô miệng, chảy máu răng, viêm nướu,… cũng như các bệnh lý răng miệng khác. Nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra hệ quả nguy hiểm về sau.
8 nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng
Bé bị hôi miệng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, để có thể khắc phục dứt điểm tình trạng này bạn cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. Cùng tham khảo ngay một số lý do chính dưới đây:
1. Cách vệ sinh răng miệng chưa đúng dẫn đến bé bị hôi miệng
Trẻ nhỏ chưa có ý thức rõ ràng về việc cần bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng cách vệ sinh đúng cách và thường xuyên. Chính vì vậy, bé thường lười đánh răng, không muốn súc miệng hoặc đánh răng không sạch, không kỹ. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, các mảng bám, thức ăn thừa tồn đọng gây ra mùi hôi trong khoang miệng của trẻ dẫn đến tình trạng bé bị hôi miệng.
![Bé thường lười đánh răng và không muốn súc miện dẫn đến tình trạng hôi miệng](https://nhakhoaminhkhai.net/wp-content/uploads/2023/09/ve-sinh-rang-o-tre.webp)
2. Không có sản phẩm chăm sóc chuyên dụng cho trẻ
Đa phần các bậc cha mẹ có thói quen sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng hàng ngày, thông thường cho trẻ. Tuy nhiên với sự nhạy cảm của trẻ, những sản phẩm này rất dễ gây tổn thương răng miệng, đặc biệt là bàn chải đánh răng. Chính vì vậy, nếu không có sản phẩm chăm sóc chuyên dụng được sản xuất dành riêng cho bé thì việc tổn thương răng miệng sẽ xuất hiện, dẫn tới bé bị hôi miệng và nhiều bệnh lý khác.
3. Trẻ mắc bệnh lý răng miệng
Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn tới tình trạng trẻ bị hôi miệng xuất phát từ những bệnh lý răng miệng đã có từ trước. Một số bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng,…không chỉ gây ra hôi miệng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày cũng như vấn đề ăn uống. Từ đó hạn chế khả năng giao tiếp và gây ra nhiều tác động tiêu cực tới tình hình sức khỏe chung của bé.
4. Trẻ bị khô miệng
Trẻ thường xuyên bị khô miệng do nghẹt mũi hay thói quen thở bằng miệng cũng là nguyên nhân chính dẫn tới hơi thở nặng mùi. Khi miệng bị khô, nước bọt không tiết ra thường xuyên, khoang miệng không được làm sạch, vi khuẩn có điều kiện phát triển và gây ra hôi miệng kéo dài.
![Khi miệng khô nước bọt không tiết ra, khoang miệng không được làm sạch, vi khuẩn có điều kiện phát triển và gây ra hôi miệng](https://nhakhoaminhkhai.net/wp-content/uploads/2023/09/tre-bi-kho-mieng.webp)
5. Trẻ mắc bệnh lý khác
Trong một số trường hợp, trẻ bị mắc những bệnh lý khác nhất là các bệnh lý liên quan đến hô hấp sẽ dẫn tới hôi miệng. Bệnh lý ảnh hưởng tới hơi thở của bé có thể kể tới như viêm xoang, trào ngược dạ dày, viêm amidan,…Để hạn chế tình trạng hôi miệng do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác, phụ huynh cần kiểm soát tốt bệnh lý sau đó mới thực hiện cải thiện mùi hơi thở.
6. Trẻ bị mắc dị vật ở mũi
Khi vui chơi, trẻ em thường có thói quen ngậm đồ chơi hoặc nhét đồ chơi vào mũi, miệng. Nếu vô tình không phát hiện ra, các dị vật này sẽ ở trong mũi khiến cho các cơ quan bị tổn thương, viêm, nhiễm khuẩn. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng hôi miệng hoặc gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.
7. Trẻ ăn thức ăn nặng mùi
Chế độ dinh dưỡng tác động tới mùi hơi thở rất rõ ràng, nếu bạn để trẻ ăn những thức ăn nặng mùi, chắc chắc hơi thở của trẻ sẽ có mùi hôi. Những thức ăn như tỏi, hành, đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng, phô mai,…khi sử dụng nhiều khiến hơi thở nặng mùi hơn so với những món ăn thông thường.
8. Trẻ hít phải khói thuốc lá thường xuyên
Mặc dù không trực tiếp hút thuốc lá nhưng hình thức hút thuốc thụ động do hít phải khói thuốc lá từ người thân, những người xung quanh cũng khiến trẻ bị hôi miệng. Những hóa chất có trong thuốc lá vô tình khiến cho bé bị tác động tiêu cực, không chỉ về sức khỏe răng miệng mà còn về sức khỏe chung liên quan đến hệ hô hấp.
Biện pháp cải thiện khi trẻ bị hôi miệng
Để cải thiện tình trạng hôi miệng ở trẻ, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là tìm ra nguyên nhân và khắc phục từ những nguyên nhân này. Ngoài ra, các chuyên gia cũng gợi ý một số phương pháp hạn chế hôi miệng ở trẻ một cách hiệu quả như sau:
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng chuyên dụng cho trẻ: Răng miệng của trẻ còn non nớt và nhạy cảm hơn so với người lớn, do đó bạn có thể lựa chọn các sản phẩm chuyên biệt cho con. Sử dụng bàn chải lông mềm, các loại kem đánh răng, nước súc miệng an toàn, lành tính. Một số gợi ý cho bạn bao gồm: Bàn chải đánh răng TePe Mini X-soft, Kem đánh răng ORAL7 Kids, Nước súc miệng T-B Kid Traphaco,…
![Bàn chải TePe Mini X-soft với lông chải mềm là lựa chọn phù hợp cho trẻ nhỏ](https://nhakhoaminhkhai.net/wp-content/uploads/2023/09/ban-chai-TePe-Mini-X-soft-1024x1024.webp)
Thường xuyên uống nước: Cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen thường xuyên uống nước, việc cung cấp đủ nước sẽ tạo độ ẩm và tăng tiết nước bọt. Từ đó cải thiện tình trạng khô miệng một cách hiệu quả, mỗi ngày nên uống ít nhất 1 – 1,5 lít nước.
![Kem đánh răng ORAL7 Kids giúp tạo lớp phòng vệ, củng cố hệ thống phòng vệ tự nhiên trong khoang miệng](https://nhakhoaminhkhai.net/wp-content/uploads/2023/09/kem-danh-rang-cho-tre-3-den-12-tuoi-1.webp)
Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Trẻ cần rèn luyện thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày cùng với đó là thường xuyên súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa. Việc này đảm bảo vi khuẩn gây hại không có điều kiện phát triển khiến trẻ bị hôi miệng.
Cách phòng ngừa tình trạng hôi miệng ở trẻ em
Bên cạnh cách điều trị để cải thiện tình trạng hôi miệng, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa cho con. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay như:
- Chủ động thay bàn chải 3 tháng/lần để đảm bảo vệ sinh cũng như loại bỏ mọi nguy cơ có thể gây ra tình trạng hôi miệng cho bé.
- Hạn chế cho bé sử dụng các món ăn có nhiều gia vị có thể gây ra tình trạng nặng mùi cho hơi thở.
- Thường xuyên vệ sinh các vật dụng chăm sóc răng miệng cho bé ít nhất 2 ngày/lần để đảm bảo sạch khuẩn.
- Không hút thuốc lá gần/xung quanh bé, không cho bé tiếp xúc với các nguồn hút thuốc thụ động.
- Cho bé đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 1 năm/lần theo đúng chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện và xử lý các bệnh lý.
- Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để được thăm khám và điều trị kịp thời, nhanh chóng chấm dứt tình trạng hôi miệng.
Trong đó, Nha Khoa Minh Khai luôn tự hào là đơn vị được đánh giá rất cao trên thị trường hiện nay. Không chỉ có đội ngũ bác sĩ hàng đầu, nhiều kinh nghiệm, Nha Khoa Minh Khai còn có trang bị hệ thống thiết bị tiên tiến, hiện đại cùng với mức chi phí phải chăng, hệ thống chăm sóc khách hàng sau thăm khám chuyên nghiệp. Tất cả những điều này đã tạo nên điểm cộng lớn, chinh phục mọi khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ.
Lời kết
Bé bị hôi miệng tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng thực chất lại là mối nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng về sau. Do đó cha mẹ nên chủ động phòng ngừa, thăm khám và điều trị ngay từ sớm. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Minh Khai để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng, chi tiết nhất nhé.