logo Nha Khoa Minh Khai brown

Vì sao phải trám răng sâu? Pháp phương trị răng sâu nhanh nhất là gì?

Để phục hồi tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai thì trám răng sâu là giải pháp cần thiết. Nha Khoa Minh Khai sẽ thông tin chi tiết về phương pháp trị sâu răng nhanh nhất qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến răng hàm bị sâu?

Nguyên nhân dẫn đến răng hàm bị sâu chính là do những vi khuẩn có hại ở trong miệng. Theo đó, thức ăn bị bám dính trên răng lâu ngày, đặc biệt là tinh bột và đường, tạo điều kiện các vi khuẩn phát triển. Chúng dần dần ăn mòn men răng tạo thành các lỗ răng sâu.

Trám răng sâu như thế nào?
Trám răng sâu như thế nào?
  • Các mảng bám thức ăn, vi khuẩn tạo nên mảng bám dính trên răng. Mảng bám này xuất hiện nhiều ở răng hàm. Chúng không chỉ gây ra tình trạng sâu răng mà còn viêm lợi, viêm chân răng.
  • Theo thời gian, mảng bám bị khoáng hóa và tạo thành vôi răng. 
  • Men răng dần dần bị ăn mòn và tạo thành lỗ. Lúc này vi khuẩn cũng như thức ăn bám vào, tổ chức men và ngà răng cũng bị phá hủy. Lỗ sâu răng dần mở rộng và tiến dần vào tủy. 

Vì sao nên trám răng sâu? Răng sâu có trám được không?

Trám răng sâu là hành động vô cùng cần thiết để ngăn chặn kịp thời vi khuẩn có hại cho răng tấn công. Hành động này sẽ giúp cho bạn bảo vệ răng tối đa, tránh nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn cũng như bảo vệ chức năng nhai của răng.

Răng sâu nhẹ có nên trám, răng sâu có trám được không? là thắc mắc của không ít người và câu trả lời là nên trám sớm. Khi phát hiện răng bị sâu, bạn cần kịp thời trám ngay để ngăn chặn răng bị sâu đến tủy. 

Các quy trình trám răng sâu diễn ra như thế nào?

Trám răng sâu là kỹ thuật sử dụng vật liệu trám răng và trám trực tiếp lên vùng răng đang bị hư tổn và tạo hình trám một cách tự nhiên với quy trình sau:

Bước 1: Tiến hành thăm khám, tư vấn răng sâu cần trám

Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra răng miệng và xác định răng sâu cần trám. Sau đó đánh giá mức độ sâu răng và tư vấn kỹ vật liệu dùng để trám.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê

Trước khi trám răng, răng miệng của bạn sẽ được vệ sinh sạch sẽ. Đối với răng bị sâu, bác sĩ nha khoa sẽ làm sạch mô răng sâu trước, sau đó gây tê.

Bước 3: Trám răng sâu

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành trám lại những răng sâu bằng vật liệu chuyên dụng. 

Sau khi gây tê và vệ sinh sẽ đến tiến hành trám răng bằng các loại vật liệu chuyên dụng
Sau khi gây tê và vệ sinh sẽ đến tiến hành trám răng bằng các loại vật liệu chuyên dụng

Bước 4: Kiểm tra, điều chỉnh chỗ trám và hướng dẫn chăm sóc răng sâu

Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra cũng như điều chỉnh lại chỗ trám, đồng thời loại bỏ chất liệu trám dư thừa nếu có. Bề mặt răng được trám sẽ được làm nhẵn, đánh bóng nhằm hạn chế tình trạng vùng trám bị cộm khó chịu. Cuối cùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc để duy trì hiệu quả trám răng tốt nhất. 

Trám răng hàm sâu có đau không?

Tùy vào tình trạng răng sâu của người bệnh mà có sự can thiệp trám răng nhiều hay ít. Răng sâu không trám có sao không? Nếu để tình trạng răng sâu không trám dễ ăn sâu đến tủy, mất răng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhai. 

Vì vậy, việc trám răng là hoàn toàn cần thiết. Đối với những người bị sâu răng nặng thì bác sĩ nha khoa phải tiến hành lấy tủy trước mới trám. Khi lấy tủy thì người bệnh sẽ cảm thấy hơi ê buốt và hơi nhói. Dù đã tiêm tê từ trước nhưng cảm giác đau nhức là không tránh khỏi. 

Thực tế, tình trạng trám răng bị đau còn tùy thuộc vào tay nghề của các bác sĩ. Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm sẽ hạn chế được tình trạng đau răng khi trám. Không những vậy còn đảm bảo được tính thẩm mỹ của vết trám răng. 

Cách chăm sóc răng hàm sau khi trám

Để bảo vệ răng trám cũng như tăng bộ bền của răng thì bạn cần phải chăm sóc răng hàm đúng cách. Dưới đây là một số cách chăm sóc răng hàm sau khi trám không nên bỏ qua: 

Vệ sinh răng miệng với bàn chải lông mềm

Sau khi trám, bạn có thể vệ sinh răng miệng bình thường nhằm loại bỏ mảng bám của thức ăn, vi khuẩn dính trên răng. Mỗi ngày, đánh răng 2 lần. Nên sử dụng loại bàn chải đánh răng lông mềm để hạn chế tổn thương nướu, mài mòn chân răng.

Không nên đánh răng theo chiều ngang vì như vậy sẽ dễ làm bong miếng trám và mòn cổ răng.

Đánh răng 2 lần mỗi ngày để có được một hàm răng luôn chắc khỏe
Đánh răng 2 lần mỗi ngày để có được một hàm răng luôn chắc khỏe

Sử dụng nước muối sinh lý, nước súc miệng 

Khi ăn xong, bạn nên dùng nước muối, nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Điều này không những giúp tiêu diệt vi khuẩn, sạch thức ăn bám dính trên răng mà còn mang lại hơi thở thơm tho. 

Bên cạnh đó, để tăng cường tuổi thọ của răng hàm sau khi trám, bạn nên ăn chủ yếu thức ăn mềm, hạn chế thức ăn dai và cứng. 

Nhai thức ăn ở hướng đối diện với khu vực răng trám

Nếu bạn trám răng ở phía bên phải thì bạn nên hạn chế ăn ở phía đó trong khoảng một tuần đầu tiên. Với mục đích để cho miếng trám được cố định, giữ được lâu hơn. 

Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa sau trám răng

Việc tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc răng sau trám của bác sĩ giúp bạn giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, bong tróc, duy trì vết trám lâu hơn. 

Giải đáp các thắc mắc về trám răng sâu tại Nha khoa Minh Khai

Nha Khoa Minh Khai là điểm đến lý tưởng giúp bạn giải quyết tất tần tật những vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng. Với đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, tay nghề cao, bạn hoàn toàn yên tâm trao gửi sức khỏe răng miệng tại đây.

Nha Khoa Minh Khai với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng các trang thiết bị hiện đại
Nha Khoa Minh Khai với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng các trang thiết bị hiện đại

Bảng giá trám răng tại Nha Khoa Minh Khai

Loại xoang và tình trạng sâuGiá
Xoang loại I400.000đ – 500.000đ
Xoang II500.000đ – 700.000đ
Xoang III500.000đ – 800.000đ
Xoang IV 600.000đ – 900.000đ
Xoang V400.000đ – 600.000đ
Đắp mặt răng Composite700.000đ – 1.100.000đ

Nha Khoa Minh Khai là địa chỉ đáng tin cậy, giúp bạn giải đáp các thắc mắc về trám răng nói riêng và vấn đề răng miệng nói chung. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Lời kết

Qua những chia sẻ của Nha Khoa Minh Khai, chắc hẳn bạn cũng đã có được lời giải đáp vì sao nên trám răng sâu. Hãy luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của chính mình ngay từ hôm nay nhé!