logo Nha Khoa Minh Khai brown

Răng sâu nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng, với mọi độ tuổi. Bệnh lý này có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vậy sâu răng nặng nên làm gì? Hãy cùng Nha Khoa Minh Khai tìm hiểu kỹ hơn thông tin trong bài viết bên dưới. 

Răng sâu nặng là gì? Các mức độ sâu răng 

Răng sâu nặng là một trong những tổn thương dễ nhận thấy nhất trên răng. Tình trạng này nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng về răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… Thậm chí còn gây ra tình trạng mất răng vĩnh viễn. 

Răng sâu nặng là gì?
Răng sâu nặng là gì?

>> Xem thêm: Kiến thức tổng quan về bệnh sâu răng 

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng sâu nặng là do vi khuẩn tích tụ lại, sau đó phát triển mạnh. Trong quá trình ăn uống, các mảng bám thức ăn thừa có thể mắc kẹt vào răng. Nếu bạn không vệ sinh kỹ, mảng bám thức ăn này sẽ trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng sâu răng.

Hiện nay, bệnh lý sâu răng được các chuyên gia phân chia thành 3 mức độ cơ bản như sau:

  1. Mức độ 1: Sâu men răng

Sâu men răng là mức độ sâu răng nhẹ nhất, tình trạng này được phát hiện trong thời kỳ mới chớm sâu răng. Ở mức độ này, thông thường bạn chỉ nhận thấy các chấm đen li ti trên bề mặt răng. Không có những cơn đau nhức, khó chịu, ê buốt hay gặp phải tình trạng viêm nướu do vi khuẩn vẫn chưa phát triển quá mức.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phát hiện ra mức độ sâu răng nhẹ thông qua sự đổi màu của men răng. Men răng lúc này sẽ chuyển từ màu trắng sang màu trắng đục hoặc ngả vàng.

  1. Mức độ 2: Sâu ngà nông

Đây là giai đoạn thứ hai trong các mức độ sâu răng phổ biến. Đến giai đoạn này, vết sâu răng sẽ lan rộng ra và tạo thành các lỗ hổng lớn bởi vi khuẩn đã sản sinh nhiều và phát triển mạnh. 

Mức độ sâu ngà nông không chỉ được nhận biết qua các lỗ sâu răng, bạn còn có thể cảm nhận được tình trạng ê buốt, khó chịu tronbg quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Nếu như không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ dần ăn sâu và phá hủy nghiêm trọng các tổ chức bên trong răng.

  1. Mức độ 3: Sâu ngà sâu

Sâu ngà sâu là giai đoạn sâu răng tấn công mạnh mẽ, phá hủy các tổ chức mô răng và tiềm ẩn nguy cơ lan rộng vào phần tủy răng. Đây được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất, cũng là mức độ sâu răng nghiêm trọng nhất. 

Vi khuẩn sâu răng tạo thành các hốc sâu rộng, diện tích lớn và có thể để lộ tủy răng. Không những vậy, bạn còn gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt răng, nướu sưng to,… Đối với giai đoạn này, tình trạng hôi miệng cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn khó có thể khắc phục triệt để chỉ bằng việc vệ sinh răng miệng thông thường.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về sâu răng lồi thịt

Nguyên nhân khiến răng bị sâu 

Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị sâu nặng, trong số đó có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản sau:

  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh

Nhiều nghiên cứu cho thấy: Trong hầu hết thành phần của các loại thức ăn nhiều đường và tinh bột, khi trải qua môi trường khoang miệng, chúng sẽ phát triển thành các mảng bám gây hại đến bề mặt men răng. Đây cũng là lý do khiến răng hàm sâu nặng.

Ngoài ra, việc tiêu thụ loại thức ăn này quá mức, hay ăn không đúng bữa,… cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc răng miệng.

Hàm lượng tinh bột trong thức ăn sẽ tích tụ thành mảng bám gây nên sâu răng
Hàm lượng tinh bột trong thức ăn sẽ tích tụ thành mảng bám gây nên sâu răng
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sâu răng hàm nặng là do quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách. Việc không vệ sinh răng miệng một cách kỹ lưỡng sau khi ăn uống sẽ khiến cho các vụn thức ăn thừa bám vào phần chân răng. 

Về lâu dài, những mảng thức ăn này sẽ phát triển thành vi khuẩn gây hại tới bề mặt men răng. 

  • Do kết cấu răng 

Không phải ai cũng sở hữu một hàm răng hoàn hảo. Có nhiều người từ khi sinh ra đã sở hữu cấu trúc răng không được hoàn thiện, như răng thưa, răng khấp khểnh, răng sứt mẻ,.. đều là những điều kiện thuận lợi dẫn đến bệnh lý sâu răng nặng.

Tác hại khi bị răng sâu nặng 

Tình trạng sâu răng nặng không chỉ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn kéo theo một số tác hại sau:

  • Gây đau răng dai dẳng, dữ dội

Cảm giác đau đớn, khó chịu khi mắc phải bệnh lý sâu răng nặng là hậu quả dễ nhận thấy nhất. Trong giai đoạn đầu, cảm giác đau răng sẽ tương đối nhẹ nhàng bởi khi đó, trên răng mới xuất hiện những vết đốm li ti, chưa lan rộng ra toàn bộ răng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy ê buốt răng khi ăn các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay quá chua. 

Theo thời gian, cảm giác đau răng sẽ ngày càng trở nên khó chịu. Quá trình ăn uống của bệnh nhân bắt đầu gặp nhiều khó khăn, đồng thời gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của bệnh nhân. 

  • Gây nên tình trạng hôi miệng

Răng hàm sâu nặng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng. Nguyên nhân là do các axit hình thành từ mảng bám thức ăn thừa gây ra mùi hôi khó chịu. Điều này không chỉ khiến chúng ta cảm thấy tự ti mỗi khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến công việc, học tập hàng ngày. 

Các axit hình thành từ mảng bám thức ăn thừa gây ra mùi hôi khó chịu
Các axit hình thành từ mảng bám thức ăn thừa gây ra mùi hôi khó chịu
  • Mất thẩm mỹ

Răng sâu nặng gây ra tình trạng kém thẩm mỹ nghiêm trọng trên bề mặt răng. Dấu hiệu sâu răng đã biến chuyển nặng hơn, cụ thể là toàn bộ phần men răng bị phá hủy, lộ ra phần tủy răng bên trong khiến cho răng bị sâu đen. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp, bạn chắc chắn sẽ không vượt qua cảm giác mặc cảm, tự ti. 

  • Răng sâu nặng dẫn đến các bệnh về nướu

Sâu răng không những gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh, mà còn là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý về nướu.

Tình trạng sâu răng có thể chuyển biến mạnh mẽ và ăn sâu vào cấu trúc răng. Hơn nữa còn gây ra các bệnh về nướu, điển hình là viêm nha chu. Bệnh lý này có thể gây hại trực tiếp đến các mô kết nối xương ổ răng cùng với ổ răng. 

  • Bệnh lý áp xe răng

Sâu răng hàm trên và hàm dưới đều được coi là tình trạng nặng nhất của bệnh lý sâu răng. Khi đó, vị trí sâu răng đã lan rộng tới toàn bộ răng hàm. Đồng thời tạo ra các búi mủ tại vị trí chân răng, hay có tên gọi khác là áp xe răng.

Tình trạng này tạo ra cảm giác khó chịu, đau nhức dữ dội. Kèm theo đó là nguy cơ gây ra các biến chứng nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. 

  • Có khả năng làm mất răng

Răng sâu nặng khiến cho nguy cơ mất răng vĩnh viễn tăng cao. Nguyên nhân đến từ việc vi khuẩn tác động trực tiếp vào cấu trúc răng, khiến cho răng trở nên yếu dần theo thời gian, sau đó rụng khỏi hàm. 

Dấu hiệu nhận biết răng sắp có nguy cơ rụng đó là: viêm nướu, chảy máu chân răng,… trong khoảng thời gian dài.

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

Một chiếc răng sâu nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến cho vi khuẩn lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Khi đó, người bệnh sẽ cảm nhận được những tình trạng như: thường xuyên đau đầu, mệt mỏi; cơ thể phát sốt, bị mất nước; mặt bị sưng; buồn nôn,…

Giải pháp cho răng bị sâu nặng 

Để điều trị tình trạng răng sâu nặng một cách dứt điểm, người ta thường áp dụng những biện pháp sau:

  • Hàn trám răng sâu nặng

Thực tế cho thấy, biện pháp hàn trám vốn là một kỹ thuật chỉnh nha giúp cải thiện tình trạng thẩm mỹ của răng. 

Khi sâu răng ăn vào tủy thì phương pháp hàn trám có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn
Khi sâu răng ăn vào tủy thì phương pháp hàn trám có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn

Tuy nhiên, khi tình trạng sâu răng đã tiến triển nặng, ăn vào tủy, người bệnh không nên sử dụng phương pháp này vì có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh có thể áp dụng kỹ thuật này đối với tình trạng sâu răng nhẹ, có diện tích nhỏ, chưa lan sang những vùng răng liền kề. 

  • Trồng răng implant

Trồng răng Implant được coi là một trọng những biện pháp tốt nhất giúp điều trị tình trạng răng sâu nặng. 

Cấy ghép Implant sử dụng trụ răng cắm lên vị trí răng đã bị mất. Tiếp đó trồng thêm mão sứ để hoàn thiện. Phương pháp này tương đối phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ cần phải có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm.

Cách để răng không sâu nặng và phòng ngừa bệnh sâu răng 

Để hạn chế tối đa bệnh lý sâu răng xuất hiện, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc và điều trị từ nha sĩ. Dưới đây là một số cách hạn chế sâu răng mà bạn nên áp dụng:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng kĩ càng, đúng cách là tiền đề cho một hàm răng chắc khỏe, ít rủi ro sâu răng tấn công. Chúng ta cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Thời điểm thích hợp nhất để đánh răng là khoảng 20 – 30 phút sau khi ăn.

Bạn nên sử dụng các sản phẩm kem đánh răng có chứa fluor bởi nhiều nghiên cứu cho thấy, fluor giúp ngăn ngừa sâu răng cực kỳ hiệu quả nếu như được sử dụng hàng ngày.

Nhắc đến các loại kem đánh răng giúp hỗ trợ ngừa sâu răng hiệu quả thì không thể bỏ qua Vitis Anticaries. Đây là sản phẩm có thành phần an toàn, lành tính nên không chỉ dành cho những đối tượng bị sâu răng mà cả những ai đang niềng răng, mắc bệnh nha chu,… cũng đề có thể sử dụng.

Kem đánh răng Vitis Anticaries có thành phần an toàn và lành tính phù hợp cho người sâu răng
Kem đánh răng Vitis Anticaries có thành phần an toàn và lành tính phù hợp cho người sâu răng

Ngoài ra, để răng miệng được làm sạch một cách tối ưu, bạn nên bổ sung thêm các bước như: 

  1. Một là sử dụng chỉ nha khoa. Điều này giúp loại bỏ toàn bộ những mẩu thức ăn thừa kẹt lại giữa các kẽ răng. 
  2. Hai là dùng bàn chải lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi. 
  3. Cuối cùng là dùng súc miệng. Nước súc miệng có công dụng làm sạch một lần nữa toàn bộ khoang miệng, đánh bay vi khuẩn và vụn thức ăn còn bám lại. Bạn có thể tham khảo nước súc miệng VITIS Anticaries. Sản phẩm chứa Fluoride giúp củng cố, tái cấu trúc, đồng thời ngăn ngừa những tác động gây hại đến men răng. 
Nước súc miệng VITIS Anticaries có chứa Fluoride giúp củng cố, tái cấu trúc men răng
Nước súc miệng VITIS Anticaries có chứa Fluoride giúp củng cố, tái cấu trúc men răng
  • Cắt giảm thực phẩm nhiều đường

Đây là cách giúp phòng ngừa bệnh sâu răng mà hầu như ai cũng biết nhưng lại quá khó để thực hiện. Đó là hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều tinh bột. 

Đây là 2 chất hàng đầu tạo nên các mảng bám trên răng và trực tiếp gây ra bệnh lý sâu răng. Lời khuyên được đưa ra là bạn nên giảm lượng đường hàng ngày xuống dưới 10% tổng calo.

Nếu ban đầu hơi khó để giảm hoàn toàn việc ăn thực phẩm chứa nhiều đường, ví dụ như bánh kẹo, đường, sữa, nước ngọt,… bạn hãy cố gắng không ăn chúng liên tục trong một ngày. Khi không còn tiếp xúc với đường, men răng sẽ có cơ hội tái khoáng. Ngược lại, nếu thường xuyên ăn đường, răng của chúng ta sẽ không có cơ hội tái khoáng và tình trạng sâu răng ngày càng nặng thêm.

  • Nhai kẹo cao su không đường

Có thể bạn chưa biết, việc thường xuyên nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn đã được chứng minh trong nhiều thử nghiệm lâm sàng là chúng có khả năng tái khoáng men răng. Trong kẹo cao su có chứa xylitol, chất này có khả năng kích thích tiết nước bọt, nâng cao độ pH của mảng bám, đồng thời giảm sự sinh sôi của vi khuẩn sâu răng.

Lời kết

Răng sâu nặng là bệnh lý nha khoa mà chúng ta không nên xem nhẹ. Nếu phát hiện bản thân hay gia đình có các biểu hiện trên, bạn vui lòng liên hệ với phòng khám Nha Khoa Minh Khai để tiến hành điều trị càng sớm càng tốt!