logo Nha Khoa Minh Khai brown

Tại sao răng mọc lệch? Chỉnh sửa răng mọc lệch thế nào?

Răng mọc lệch là tình trạng phổ biến, đặc biệt là đối với đối tượng trẻ em. Do nhóm đối tượng này chưa có nhiều nhận thức về hành vi, thói quen xấu ảnh hưởng đến quá trình mọc răng. Cùng Nha Khoa Minh Khai tìm hiểu sâu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé.

Tình trạng răng mọc lệch là gì?

Răng mọc lệch (từ ngữ chuyên môn là sai khớp cắn) là hiện tượng răng không ở trong vị trí thẳng hàng vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm kích thước của hàm hốc so với kích thước của răng, cũng như tác động từ các yếu tố bên ngoài như sâu răng, viêm nướu hay tai nạn,… Tình trạng này có thể gây mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nụ cười và ảnh hưởng đến khả năng nhai của răng.

Tình trạng răng mọc lệch là gì?
Răng mọc lệch (Răng sai khớp cắn)

10 nguyên nhân chính khiến răng mọc lệch

Có rất nhiều lý do giải thích vì sao răng mọc lệch. Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp hạn chế các nguy cơ gây ra tình trạng này cũng như tìm ra cách sửa răng khắc phục, trả lại cho bạn hàm răng đẹp và nụ cười tự tin.

1. Răng quá lớn hoặc quá nhỏ so với cung hàm

Răng vĩnh viễn thay thế răng sữa có thể sẽ quá to hoặc quá nhỏ so với xương hàm.

Nếu bạn có xương hàm nhỏ nhưng lại có các răng lớn, toàn bộ răng mọc lên sẽ không đủ chỗ trên cung hàm nên phải xoay, hoặc thay đổi vị trí khác. Ngược lại nếu răng quá nhỏ so với cung hàm sẽ có hiện tượng răng thưa (xem hình).

2. Các thói quen xấu

Ngoại trừ các trường hợp di truyền, một số các thói quen hình thành từ khi còn nhỏ sẽ vô tình gây ra tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em. Đặc biệt khi ở độ tuổi còn nhỏ, kết cấu của hàm còn chưa hoàn thiện và các răng đang trong quá trình hình thành, các thói quen xấu ở trẻ gây ra không chỉ gây ra tình trạng răng mọc lệch, mà còn có thể tác động lên cả sự phát triển của hàm, gây ra tình trạng hàm hô móm. Đây là một tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên nếu không có kiến thức và sự can thiệp kịp thời, trẻ sẽ trưởng thành với hàm răng kém thẩm mỹ, khiến trẻ thiếu tự tin và mặc cảm khi cười nói, giao tiếp.

3. Nghiến răng

Nghiến răng là thói quen rất có hại, ảnh hường đến sự tồn tại của 1 hay nhiều răng. Một số trẻ nghiến siết các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn của các răng sữa. Hoặc gây mòn nhiều dẫn đến cắn sâu.

4. Cắn môi má

Trẻ cắn môi dưới, cắn má sẽ làm nhóm răng cửa hàm trên nhô ra (răng hô), trẻ cắn không khít, phát âm không chuẩn.

5. Thở miệng

Trẻ thở miệng có thể do đường mũi bị cản trở bởi các bệnh lý đường mũi, do có thói quen thở miệng hoặc trẻ thở bằng mũi nhưng do môi trên quá ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi. Trẻ thở miệng làm cho hàm răng trên phát triển tiến về phía trước, gây hô hàm, hô răng, cung răng hàm trên nhọn hơn, vẩu ra, khớp cắn sâu hoặc cắn hở, không cắn khít được.

6. Mút môi

Mút môi lâu ngày dẫn đến các răng cữa dưới nghiêng vô trong, về phía lưỡi và các răng cửa trên nghiêng ra trước về phía môi, gây nên tình trạng răng chìa ra trước quá mức và răng trên che phủ răng dưới nhiều (cắn sâu)

7. Tự gây chấn thương

Trẻ có thể vô tình dùng bút chì, bút bi hay những vật sắc nhọn để tự gây tổn thương, thói quen mút ngón tay, nhất là ngón cái, các móng tay có thể làm trầy xước mô quanh răng.

8. Đẩy lưỡi hay nuốt lệch

Tật đẩy lưỡi làm các răng phía trước trên và dưới nghiêng ra phía trước và thưa nhau. Có khi gây cắn hở do lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và dưới, cản trở sự mọc lên bình thường của các răng này.

9. Mút ngón tay

Mút ngón tay là thói quen hay gặp ở trẻ em, khoảng 50% trẻ 1 tuổi. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hô hàm, răng mọc lệch ở trẻ em.

thói quen xấu

Tùy theo vị trí đặt ngón tay và điểm tựa trên răng hay trên xương ổ khi mút, các răng sẽ di chuyển:

  • Răng trên mọc nghiêng phía môi, làm thưa các răng
  • Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi
  • Tăng độ cắn chìa và cắn hở, có thể đưa đến việc đẩy lưỡi ra phía trước hay phát âm khó khan
  • Các răng cửa trên nghiêng nhiều về phía môi khiến chúng dẽ gẫy khi chạm phải.

10. Chống cằm

Thói quen chống cằm trong thời gian dài làm thay đổi hướng phát triển của xương hàm dưới, việc cằm bị đẩy về phía trước lâu dài sẽ khiến khuôn mặt trở nên mất cân xứng

Răng mọc lệch có ảnh hưởng gì? Tại sao nên chỉnh răng mọc lệch?

Có nên niềng răng không? câu hỏi đó luôn là mối trăn trở của rất nhiều người gặp các vấn đề răng mọc lệch như răng hô (răng vẩu), răng móm, răng thưa, răng mọc lộn xộn … vì đây không chỉ đơn giản là vấn đề về tính thẩm mỹ mà còn liên quan đến vấn đề sức khỏe.

Và dù cho răng bạn đang ở mức răng hô nhẹ hay răng vẩu nhiều, có hô hàm hay không thì việc răng mọc lệch ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân là không thể tránh khỏi khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cắn, ăn nhai của mỗi người.

Hãy tưởng tượng có hai lưỡi cưa ăn khớp vào nhau như hình vẽ. Đó là cách mà 2 hàm răng trên và dưới sẽ ăn khớp nhau.

Nếu răng của bạn không ăn khớp như vậy có nghĩa là răng mọc lệch (giới chuyên môn gọi là sai khớp cắn.)

Răng mọc lệch sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự hài hòa của khuôn mặt, đến sức khỏe toàn thân và sự tự tin trong giao tiếp xã hội. Răng mọc lệch không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây khó khăn cho việc phát âm, động tác nhai, nuốt….

Răng mọc lệch gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện cho việc phát triển sâu răng, bệnh về nướu và tình trạng hôi miệng.

Các kiểu răng mọc lệch thông dụng cần chỉnh sửa 

Có nhiều loại răng mọc lệch khác nhau. Có thể chia làm 3 nhóm chính dựa vào răng hàm thứ nhất trên và dưới (màu xanh trên hình vẽ minh họa) ăn khớp với nhau khi ngậm miệng lại.

Chú ý: các kiểu răng mọc lệch rất khác nhau, có thể sẽ không chỉ đơn thuần là thuộc một nhóm nào.

Nhóm I: Cung hàm đúng vị trí, nhưng răng bị chen chúc hoặc răng nhỏ so với cung hàm sẽ gây tình trạng răng mọc lộn xộn.

Nhóm II: Hàm trên đưa ra quá nhiều, gây ra tình trạng răng hô.

Nhóm III: Hàm dưới phát triển nhanh hơn hàm trên gây ra tình trạng răng móm.

Thông thường, nếu một vấn đề được phát hiện, bác sĩ chỉnh sửa răng cũng không khuyên điều trị tức thì mà thường “chờ và xem” bằng cách kiểm tra răng cho trẻ thường xuyên khi răng vĩnh viễn mọc lên vì lúc này xương hàm và khuôn mặt của con bạn vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp, bác sĩ chỉnh sửa răng khuyên nên điều trị sớm. Điều trị sớm lúc này có thể ngăn ngừa các rối loạn trầm trọng và làm cho việc điều trị sau này ngắn hơn và ít phức tạp hơn.

Phương pháp khắc phục răng mọc lệch phổ biến nhất

Có rất nhiều phương pháp để điều trị tính trạng răng sai khớp cắn tuy nhiên, điển hình trong việc chỉnh sửa răng sớm là việc sử dụng những khí cụ chỉnh răng tháo lắp.

Sử dụng những khí cụ chỉnh răng tháo lắp được xem là bước khởi đầu trong quá trình chỉnh sửa răng để định hướng cho sự phát triển xương hàm vẫn còn non của trẻ và tạo ra một môi trường lý tưởng cho răng vĩnh viễn giúp chúng mọc lên đúng vị trí mong muốn, giảm được nguy cơ làm răng cửa hô, hạn chế nguy cơ cần phải can thiệp bằng phẫu thuật răng hô.

Khi điều trị chỉnh sửa răng sớm bác sĩ chỉnh răng của bạn sẽ có thể giúp:

  • Ngăn ngừa, kiểm soát các rối loạn trầm trọng, giúp rút ngắn thời gian niềng răng sau này và các biện pháp nắn chỉnh răng cũng đơn giản hơn, giảm thiểu được chi phí niềng răng.
  • Trong vài trường hợp nếu đến điều trị sớm, bác sĩ chỉnh răng sẽ điều chỉnh để có thể đạt được kết quả tốt nhất cho trẻ, những trường hợp này nếu để đến khi khuôn mặt và xương hàm đã hoàn toàn phát triển mới đi điều trị thì kết quả cuối cùng đạt được sẽ không được hoàn toàn mỹ mãn.

Lời kết

Trên đây là nguyên nhân, các trường hợp răng mọc lệch và cách để khắc phục. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin về tình trạng răng mọc lệch. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác bạn có thể liên hệ hotline 1800 2080 để được Nha Khoa Minh Khai giải đáp cụ thể hơn.