199 Nguyễn Thị Minh Khai

P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1, TP. HCM

Thứ Hai - Bảy

Sáng: 08:00 – 12:00 - Chiều: 13:30 – 20:30

logo Nha Khoa Minh Khai brown

Tại sao đánh răng rồi mà vẫn hôi miệng? Cách chăm sóc răng miệng đúng cách

Nhiều người thường thắc mắc tại sao đánh răng rồi mà vẫn hôi miệng. Tình trạng này khiến bạn trở nên khó chịu, thiếu tự tin. Hãy cùng Nha Khoa Minh Khai đi tìm câu trả lời đánh răng xong vẫn hôi miệng qua bài viết dưới đây.

Nhận biết tình trạng hôi miệng và hậu quả

Dấu hiện để nhận biết tình trạng hôi miệng tương đối đơn giản, chính là có miệng có mùi hôi khó chịu. Mùi hôi miệng có thể xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày, hoặc cả ngày. Thực tế, tình trạng hôi miệng thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Hôi miệng cũng xuất hiện khi ăn thức ăn, đồ uống nặng mùi. Tuy nhiên, chỉ cần đánh răng sạch sẽ thì mùi hôi miệng sẽ được cải thiện. 

Tại sao đánh răng rồi mà vẫn hôi miệng?
Tại sao đánh răng rồi mà vẫn hôi miệng?

Một số trường hợp khác đánh răng xong mà miệng vẫn hôi thì có thể do bệnh lý răng miệng. Hôi miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cuộc sống. 

7 Nguyên nhân tại sao đánh răng rồi mà vẫn hôi miệng

Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến cho việc đánh răng vẫn chưa giải quyết được vấn đề hôi miệng.

1. Sâu răng

Sâu răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hôi miệng. Đây là bệnh lý về răng mà nhiều người thường gặp phải. Khi này, vi khuẩn có hại xâm nhập vào men răng, lâu dần phá hủy tủy răng. Từ đó khiến miệng có mùi hôi khó chịu. 

Tình trạng sâu răng thường thấy ở răng hàm, mặt sau răng hoặc trong kẽ răng. Bởi những vị trí này vi khuẩn dễ sinh sôi do khó vệ sinh sạch. Để tránh hôi miệng do sâu răng gây ra, bạn nên đi khám răng định kỳ.

Khi vi khuẩn có hại xâm nhập vào men răng, lâu dần phá hủy tủy răng, từ đó khiến miệng có mùi hôi khó chịu.
Khi vi khuẩn có hại xâm nhập vào men răng, lâu dần phá hủy tủy răng, từ đó khiến miệng có mùi hôi khó chịu.

2. Ăn các loại thực phẩm có mùi

Khi ăn những loại thực phẩm có mùi nặng như mắm, cá, ruốc,… mà không đánh răng kỹ sẽ gây mùi khó chịu. Bên cạnh đó, thức ăn bám dính trong kẽ răng còn tạo cơ hội vi khuẩn xâm nhập khiến răng ố vàng, sâu răng.

3. Amidan có sỏi

Nếu vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà vẫn xảy ra tình trạng hôi miệng, có thể bạn đã bị amidan sỏi. Theo đó, amidan sỏi hình thành do vi khuẩn trong khoang miệng tích tụ, phát triển. 

Những vi khuẩn gây hại này là nguyên nhân tạo ra mùi hôi miệng khó chịu. Thậm chí gây ra cảm giác đau rát cổ khi nuốt nước bọt, ăn uống.

4. Không vệ sinh lưỡi khi đánh răng

Lưỡi là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn nên là nơi vi khuẩn có hại dễ dàng phát triển. Khi đánh răng bạn cần kết hợp vệ sinh lưỡi sạch sẽ. Nếu bạn bỏ qua không vệ sinh lưỡi thì đây cũng là nguyên nhân hôi miệng dù bạn có đánh răng sạch. 

Khi đánh răng bạn cần kết hợp vệ sinh lưỡi sạch sẽ nếu không vệ sinh lưỡi thì đây cũng là nguyên nhân hôi miệng
Khi đánh răng bạn cần kết hợp vệ sinh lưỡi sạch sẽ nếu không vệ sinh lưỡi thì đây cũng là nguyên nhân hôi miệng

5. Cơ thể thiếu nước

Cơ thể thiếu nước sẽ gây ra khô miệng. Khô miệng chính là nguyên nhân gây hôi miệng. Tuyến nước bọt trong miệng có khả năng diệt khuẩn có hại, đồng thời nuôi dưỡng tế bào. 

Nên khi cơ thể bị thiếu nước, tuyến nước bọt bị hạn chế tiết dịch. Tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, tết bào trong miệng chết đi. Vi khuẩn có hại và các tế bào chết này gây hôi miệng. 

6. Tình trạng ợ hơi từ dạ dày

Nguyên nhân khác đánh răng xong vẫn hôi miệng phải kể đến chính là tình trạng ợ hơi, khó tiêu. Nên dù có đánh răng sạch sẽ thì miệng vẫn có mùi hôi khó chịu. Để tránh tình trạng ợ hơi từ dạ dày, bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn khó tiêu. 

Ví dụ: Thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức uống có gas,…

7. Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một loại bệnh lý liên quan đến tuyến nước bọt. Đặc trưng của hội chứng này chính là khô miệng. Như đã chia sẻ ở trên, khô miệng, tuyến nước bọt hoạt động kém là nguyên nhân gây hôi miệng. 

Hội chứng Sjogren là một loại bệnh lý liên quan đến tuyến nước bọt, đặc trưng của hội chứng này chính là khô miệng
Hội chứng Sjogren là một loại bệnh lý liên quan đến tuyến nước bọt, đặc trưng của hội chứng này chính là khô miệng

Cách chăm sóc để không còn câu hỏi tại sao đánh răng rồi mà vẫn hôi miệng

Cách chăm sóc răng miệng đúng cách để không còn tình trạng vẫn hôi miệng sau khi đánh răng.

Đánh răng đúng cách

Cần vệ sinh răng miệng ít lần 1 ngày 2 lần. Nên sử dụng những loại kem đánh răng có thành phần fluor. Kem đánh răng phổ biến được dùng hiện nay như: PS, Colgate, Sensodyne,…

Dùng chỉ nha khoa

Để hạn chế thức ăn dính trong kẽ răng gây hôi miệng. Bên cạnh đánh răng, bạn nên dùng chỉ ra khoa để lấy sạch những cặn thức ăn còn sót lại trên răng.

Sử dụng nước súc miệng

Để chăm sóc răng miệng toàn diện, đẩy lùi mùi hôi miệng thì chắc hẳn không thể thiếu nước súc miệng. Nước súc miệng sẽ giúp bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn, làm sạch chất bẩn còn dính trên răng. Từ đó mang lại hơi thở thơm tho, dễ chịu.

Nước súc miệng sẽ giúp bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn, làm sạch chất bẩn còn dính trên răng
Nước súc miệng sẽ giúp bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn, làm sạch chất bẩn còn dính trên răng

>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng nước súc miệng trị hôi miệng đúng cách

Uống đầy đủ nước, hạn chế để khô miệng

Như đã chia sẻ ở trên về nguyên nhân gây hôi miệng. Để khắc phục hơi thở có mùi, cách tốt nhất bạn nên uống nước đầy đủ ít nhất 2 lít/ ngày. 

Khám răng thường xuyên

Để sức khỏe răng miệng luôn trong trạng thái tốt nhất, bạn cần phải đi khám răng miệng định kỳ. Đặc biệt, khi xảy ra tình trạng hôi miệng kéo dài, bạn nên nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời. 

Hạn chế đồ ăn nặng mùi

Một cách để đẩy lùi hôi miệng khác phải kể đến chính là chế độ ăn uống. Bạn cần hạn chế ăn đồ nặng mùi, đồ ăn cay nóng, khó tiêu.  

Lời kết

Qua chia sẻ này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời Tại sao đánh răng rồi mà vẫn hôi miệng. Nếu muốn giải quyết dứt điểm tình trạng đánh răng xong vẫn hôi miệng, liên hệ Nha Khoa Minh Khai ngay nhé!

NỘI DUNG KHÁC
Back
Messenger
Zalo