Chăm sóc sau nhổ răng khôn là quá trình mà hầu hết mọi người ai cũng sẽ trải qua. Việc nắm rõ cách chăm sóc sau nhổ răng khôn cũng như thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ góp phần làm giảm cảm giác sưng đau, khó chịu. Vậy làm gì sau khi nhổ răng khôn? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc về chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách vệ sinh răng miệng đúng chuẩn sau khi nhổ răng khôn.
Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?
Răng khôn cần nhổ bỏ bởi chúng thường mọc ở các vị trí không thuận lợi. Hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm ở sâu bên trong hàm. Việc này khiến quá trình vệ sinh diễn ra khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.
Dưới đây là một số trường hợp điển hình mà bạn nên nhổ răng khôn:
- Răng khôn gây các biến chứng đau, sưng nhức, khó chịu, u nang, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến các răng lân cận.
- Xuất hiện khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh. Điều này trong tương lai sẽ làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh, nên nhổ bỏ sớm để ngăn ngừa biến chứng.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở, tuy nhiên không có răng đối diện ăn khớp, khiến cho răng khôn trồi dài tới hàm đối diện. Từ đó tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng có hình dạng bất thường, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh. Trong tương lai sẽ gây sâu răng, đau nhức, viêm nha chu răng bên cạnh.
Chăm sóc sau nhổ răng khôn
Việc chăm sóc sau nhổ răng khôn là điều rất cần thiết, thường thì bệnh nhân cần lưu tâm đến 2 khoảng thời gian chính khi quyết định nhổ răng khôn, một là thời gian tại phòng nha khi còn thuốc tê, cuộc nhổ răng vừa mới kết thúc. Tại thời điểm này, bác sĩ sẽ làm chủ hoàn toàn cuộc nhổ răng và khi đó, bạn chỉ cần làm theo những gì bác sĩ chỉ dẫn. Khoảng thời gian thứ 2 là khi bạn về nhà, lúc này thuốc tê đã hết, cơn đau khó chịu bắt đầu kéo đến và bạn có thể gặp phải tình trạng sưng đau, chảy máu.
Vậy nhổ răng khôn xong nên làm gì và chăm sóc sau nhổ răng khôn như thế nào? Nha Khoa Minh Khai sẽ có câu trả lời chi tiết nhất cho bạn.
Kiểm soát tình trạng sưng đau, chảy máu
Trong suốt thời gian nhổ răng khôn, chúng ta gần như không có bất cứ cảm giác đau nhức hay khó chịu gì bởi đã được tiêm tê trước đó. Tuy nhiên, sau nhổ răng, khi thuốc tê không còn tác dụng, bạn có thể gặp phải tình trạng sưng đau, rỉ máu nhẹ tại vị trí răng khôn vừa mới nhổ. Đây là biểu hiện hết sức bình thường nên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Hãy tham khảo và thực hiện một số biện pháp chăm sóc sau nhổ răng khôn khoa học như sau:
- Cắn chặt miếng gạc trong 30 phút sau khi nhổ răng:
Để cầm máu và giảm đau nhức, bác sĩ sẽ cho bạn cắn chặt miếng bông gạc trong khoảng 30. Sau đó bỏ miếng gạc ra để máu đông lại. Nếu như sau thời gian này vẫn còn tình trạng rỉ máu, bạn có thể dùng thêm một miếng gạc khác. Lưu ý nên thay gạc mới sau 30 phút để cầm máu tốt hơn.
- Chườm lạnh:
Đây là một biện pháp giúp giảm sưng đau đơn giản nhưng vẫn cực kỳ hiệu quả mà bệnh nhân có thể áp dụng. Hơi lạnh từ nước đá có tác dụng làm tê vùng tổn thương để xoa dịu cơn đau một cách nhanh chóng. Đồng thời còn ngăn ngừa được tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ bên trong.
Để thực hiện, bạn có thể dùng đá lạnh cho vào túi chườm. Sau đó áp sát bên ngoài má tại vị trí răng khôn mới nhổ trong vòng 20 phút. Lưu ý không nên chườm đá quá lâu vì có thể khiến vùng da bị tổn thương.
- Chườm ấm:
Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chườm ấm sau vài ngày nhổ răng khôn. Việc này giúp giảm tình trạng ê buốt và nhanh tan tụ máu bầm. Cách làm cũng tương tự như chườm lạnh, bạn cho nước ấm vào túi chườm, sau đó áp sát lên vùng má có răng vừa nhổ. Lưu ý điều chỉnh nhiệt độ nóng vừa phải để không làm bỏng vùng da má.
- Sử dụng thuốc giảm đau:
Nhiều người khi có cảm giác đau nhức đã tự ý mua thuốc giảm đau về để sử dụng. Tuy nhiên, điều này là cực kỳ nguy hại bởi khi sử dụng thuốc khi chưa qua chỉ định của bác sĩ, việc sử dụng sai liều lượng rất dễ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, như: cơ thể mệt mỏi, ợ nóng, chóng mặt, đau dạ dày,…
Tốt hơn hết khi sử dụng thuốc, bạn nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian để có thể giảm đau tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa các ảnh hưởng nguy hại có thể xảy ra. Từ đó bạn có thể rút ra được những các chăm sóc sau nhổ răng khôn hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Cảm giác sưng đau, khó chịu ở nướu sau nhổ răng khôn có thể khiến nhiều người gặp trở ngại trong quá trình vệ sinh răng miệng. Trong khi đó, để loại bỏ vi khuẩn cũng như tránh nguy cơ viêm nhiễm xảy ra ở vùng lỗ sau nhổ răng khôn, việc vệ sinh răng miệng lại càng phải chú trọng kỹ lưỡng hơn.
Sau khi nhổ răng khôn nên làm gì? Chăm sóc sau nhổ răng khôn như thế nào? Tham khảo cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách dưới đây:
- Chọn bàn chải có lông chải mềm mượt, kích cỡ thon gọn vừa phải.
- Chải răng đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vụn thức ăn thừa ở kẽ răng sau mỗi lần ăn.
- Thao tác chải răng cần nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc chạm vào vùng răng vừa nhổ.
- Không khạc nhổ mạnh, hạn chế hắt hơi vì có thể tác động lên vết thương, từ đó gây chảy máu và khiến vết thương lâu lành hơn.
- Tuần đầu sau nhổ răng không nên sử dụng nước muối sinh lý hay các dung dịch sát khuẩn để súc miệng. Bạn có thể súc miệng bằng nước ấm để xoa dịu cảm giác khó chịu, đau nhức ở vùng khoang miệng.
- Chú ý làm sạch cả vùng lưỡi để loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng tốt hơn.
Chế độ sinh hoạt
Thực ra thì sau khi nhổ răng khôn bạn không cần phải nghỉ ở nhà hoàn toàn, vẫn có thể đi làm bình thường nhưng lưu ý một số điều sau:
- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi sao cho hợp lý để vết thương nhanh hồi phục.
- Thời gian đầu không nên làm các công việc nặng nhọc quá sức, tránh hoạt động thể thao mạnh.
- Tuyệt đối không dùng tay hay bất cứ vật dụng nào để chạm vào vùng răng vừa nhổ.
- Không hút thuốc lá sau nhổ răng, đây chính là nguyên nhân khiến vết thương dễ bị sưng viêm, lâu lành, thậm chí là nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng nên làm gì? Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc sau nhổ răng khôn.
Trong ngày đầu tiên, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt như bún, mì, đặc biệt là cháo. Bạn cũng có thể ăn một ít kem, sữa chua,… Tuyệt đối tránh thực phẩm quá nóng, những đồ cứng, sắc nhọn như xương, sườn, cánh gà,… Bạn cũng không được nhai vào vùng răng vừa mới nhổ, tránh nguy cơ làm tổn thương thêm.
Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các loại nước trái cây, đặc biệt là bổ sung vitamin C sẽ giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Quan niệm phải kiêng thịt gà, trứng hay rau muống là không cần thiết sau khi nhổ răng khôn.
Sau khoảng 2 – 3 ngày, khi tình trạng sưng đau giảm, bạn có thể trở lại với chế độ ăn uống bình thường. Cố gắng không để thức ăn rơi vào vùng phẫu thuật, nếu như phát hiện thức ăn rơi vào vùng phẫu thuật, bạn cần liên hệ với nha sĩ để họ gắp ra giúp bạn. Việc dùng tăm hay những dụng cụ không tiệt trùng đâm chọc vào vùng nhổ sẽ gây chảy máu và nhiễm trùng vết nhổ.
Các biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn tuy là một thủ thuật đơn giản nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nhất định, có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng: Sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bất cứ một tác động nào lên vết thương cũng có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Một số biểu hiện của nhiễm trùng như: đau sưng ở vị trí nhổ răng, rỉ dịch màu vàng hoặc trắng, người bệnh bị sốt,…
- Khô ổ răng: Cục máu đông không phát triển trong ổ răng đang trống có thể dẫn đến tình trạng khô ổ răng.
- Tê hàm: Người bệnh bị tổn thương dây thần kinh có thể dẫn tới mất cảm giác, tê hàm vĩnh viễn. Thông thường rất ít trường hợp bị tê hàm vĩnh viễn, tuy nhiên bạn vẫn nên đi khám sớm nếu tình trạng tê liệt kéo dài.
Một số lưu ý để phòng tránh biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Để hạn chế những biến chứng sau quá trình nhổ răng nói chung và nhổ răng khôn, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo cơ sở vật chất hiện đại và đặc biệt là sở hữu đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm.
Việc lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín sẽ quyết định phần lớn đến sự an toàn của bạn, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng đau nhức cũng như thời gian lành vết thương.
Tại Nha Khoa Minh Khai, mọi dịch vụ nha khoa đều được thực hiện theo tiêu chuẩn kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ, đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng. Đội ngũ bác sĩ với trình độ chuyên môn cao đã thực hiện rất nhiều ca nhổ răng khôn thành công, từ những ca đơn giản cho đến phức tạp nhất.
Dưới đây là một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn:
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ở ngoài để phòng tránh những rủi ro không đáng có.
- Nên cắn chặt miếng gạc đã được tiệt khuẩn để cầm máu cũng như phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, chỉ nên ngậm miếng gạc này trong khoảng 20 – 30 phút. Không nên ngậm quá lâu vì có thể dẫn tới nhiễm khuẩn ngược, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Nên ăn những đồ mềm, lỏng, những thực phẩm dễ nuốt như cháo, sinh tố, súp,… Bên cạnh đó, nên hạn chế nhai mạnh, nhất là ở vùng vừa nhổ răng.
- Không vận động mạnh hay tập luyện quá sức, tránh gây ra những ảnh hưởng đến vết thương, khiến vết thương trở nên lâu lành hơn.
- Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi Mới nhổ răng khôn nên làm gì, đồng thời chia sẻ một số lưu ý chăm sóc sau nhổ răng khôn cần thiết để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Để được tư vấn chi tiết hơn, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1800 2080 của Nha Khoa Minh Khai, các tổng đài viên sẽ hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo!