CN Q1: 1800 2080

CN Q7: 0931326682

Thứ Hai - Bảy

Sáng: 08:00 – 12:00 - Chiều: 13:30 – 20:30

Răng chết tủy có nguy hiểm không? Cách để ngăn ngừa răng chết tủy

Tủy răng chứa mạch máu và các dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng. Do vậy răng chết tủy ảnh hưởng rất lớn đến bản thân chiếc răng đó cũng như sức khỏe toàn hàm. Vậy chết tủy răng có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa răng bị chết tủy sẽ được Nha Khoa Minh Khai trình bày trong bài viết này.

Dấu hiệu của răng chết tủy là gì

Răng chết tủy là kết quả cuối cùng của một quá trình viêm tủy răng liên tục và kéo dài. Quá trình này sẽ khiến bạn bị đau nhức, sưng nướu quanh răng, chảy máu. Khi không điều trị viêm tốt làm chết tủy răng, răng không còn được nuôi dưỡng. Kết quả là răng bị vôi hóa, dễ gãy vỡ, lung lay. 

răng chết tủy là gì

Cụ thể quá trình chết tủy răng và dấu hiệu của từng giai đoạn như sau:

  1. Giai đoạn tủy bị viêm phục hồi: Người bệnh thường xuyên bị ê buốt răng, nhất là khi ăn đồ ăn nóng lạnh hoặc về đêm.
  2. Giai đoạn tủy bị viêm mãn tính: Gây ra cơn đau nhức thường xuyên và kéo dài. Hư tủy răng khiến răng nhạy cảm, dễ bị đau nhức khi nhai hơn.
  3. Giai đoạn tủy bị viêm cấp tính: Gây ra những cơn đau bất chợt, e buốt rất dữ dội. Nướu răng bị sưng to do tích mủ.
  4. Giai đoạn tủy bị hoại tử, còn gọi là chết tủy răng: Người bệnh không còn cảm thấy đau nhức nhưng cũng không còn cảm giác với chiếc răng đó.

Nguyên nhân gây ra răng chết tủy

3 nguyên nhân chính thường gây hoại tử tủy răng bao gồm:

  1. Sâu răng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Vi khuẩn sâu răng ban đầu tấn công ở bề mặt răng, sau đó vào ngà răng và tủy răng trong cùng. Đây là một quá trình dài nên nếu điều trị tốt sâu răng có thể ngăn ngừa được răng bị hư tủy.
  2. Bệnh viêm nha chu, viêm nướu: Đây là nguyên nhân gián tiếp, khi nhiễm trùng lây đến răng. Vi khuẩn có hại tích tụ ở vị trí viêm tấn công vào chân răng, gây viêm tủy, chết tủy.
  3. Răng bị gãy, vỡ: Tổn thương vật lý này khiến tủy răng bị hở hoặc làm mỏng lớp men răng, ngà răng bảo vệ. Kết quả là vi khuẩn dễ tấn công đến tủy gây tình trạng răng hư tủy.

Răng bị chết tủy nguy hiểm như thế nào?

Răng chết tủy ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trước hết răng bị chết tủy không còn cảm giác nóng lạnh, dễ bị gãy vỡ, lung lay. Ở vị trí tủy răng chết, vi khuẩn sẽ lan rộng tấn công sang các răng và lợi xung quanh. Người bệnh có nguy cơ gặp nhiều vấn đề răng miệng khác như: viêm nha chu, viêm hạch, mủ chân răng, áp xe răng,… Nặng hơn là tiêu xương, lão hóa sớm, lệch khớp cắn.

Khi răng hư tủy rụng đi sẽ gây khó khăn cho việc nhai nuốt và vệ sinh. Ổ trống răng là nơi tích tụ vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra thì rụng răng cũng gây mất thẩm mỹ rất lớn. Lúc này việc phục hình, làm giả răng là cần thiết nhưng cũng gây tốn kém và bất tiện.

Răng bị chết tủy có tồn tại được không?

Tủy răng có vai trò như cột sống của con người, là nơi nuôi dưỡng răng chắc khỏe. Do vậy khi tủy đã chết thì quá trình sừng hóa mô răng sẽ xảy ra. Kết quả là răng trở nên giòn, dễ lung lay, nứt mẻ khi nhai nuốt. Nếu không có biện pháp can thiệp, răng sẽ mất hoàn toàn.

Răng chết tủy không can thiệp thường chỉ tồn tại được một thời gian ngắn,. Trung bình khoảng 3 tháng đến 1 năm.

Phương điều trị răng bị chết tủy tại các nha khoa hiện nay

Răng chết tủy phải làm sao? Các chuyên gia nha khoa khuyên người bệnh có răng viêm chết tủy bắt buộc phải điều trị. Phương pháp duy nhất cho viêm tủy là loại bỏ mô tủy viêm, tạo hình và trám bít ống tủy. Nếu đã chết tủy hoàn toàn thì phải lấy hết tủy chết trong răng. Sau đó tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ tư vấn thủ thuật xử lý củng cố răng chết.

Phục hình răng sứ là cần thiết để bảo vệ răng đã bị chết tủy. Nếu chân răng quá yếu thì cần đóng chốt để hỗ trợ cố định răng trên cung hàm. Nếu thân răng còn quá ít, bị mẻ hay màn mòn thì cần gắn thêm cùi giả.

Người bệnh không nên quá lo lắng răng bị chết tuỷ thì phải làm sao? Khi đã điều trị tốt với phương pháp như trên, răng sẽ chắc chắn, bền vững trong thời gian dài. Hầu hết người bệnh sẽ không gặp vấn đề gì khi nhai nuốt hay vệ sinh sau đó.

Làm gì để ngăn ngừa răng bị chết tủy?

Chết tủy răng là kết quả của quá trình viêm tủy răng kéo dài, tái đi tái lại. Do vậy cách để phòng ngừa răng chết tốt nhất là điều trị sớm khi có dấu hiệu viêm. Ngoài ra việc chăm sóc, bảo vệ răng tốt cũng rất quan trọng.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước.
  • Hạn chế thức ăn, đồ uống quá nóng, quá lạnh, quá cay hoặc gây hại men răng.
  • Khám răng định kỳ để phát hiện dấu hiệu bất thường sớm và điều trị.
  • Tránh dùng răng để nhai thức ăn quá cứng, bảo vệ răng khỏi va đập mạnh.

Lời kết

Trên đây Nha khoa Minh Khai đã cùng bạn đọc tìm hiểu chết tủy răng là gì? Nắm rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa khi tủy răng chết là cần thiết với mỗi người.

Back
Messenger
Zalo